Làm giàu nhờ… đà điểu
Làm giàu từ làng nghề truyền thống | |
Thanh niên quyết chí làm giàu từ mô hình trồng bưởi Diễn |
Đi lên từ gian khó
Sinh ra và lớn lên ở Ba Vì - “thủ phủ” bò sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa ở Hà Nội, nhưng thay vì nuôi bò như số đông người dân trong huyện, anh Nguyễn Văn Trung lại quyết định chọn đà điểu để phát triển kinh tế gia đình.
Anh Nguyễn Văn Trung bên đàn đà điểu. Ảnh: P.T |
Được biết, đầu những năm 2000, khi còn làm thợ xây, anh Trung có nhận thi công một số hạng mục công trình của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội). Những ngày làm việc tại đây, anh Trung tình cờ biết đến giống đà điểu và rất thích thú. Năm 2007, anh Trung quyết định mua 50 con đà điểu tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi. Với giá 2,7 triệu đồng/con, anh phải bỏ ra 135 triệu đồng. Đây là số tiến lớn đối với một nông dân lúc bấy giờ. “Thời điểm ấy, nghề nuôi đà điểu ở Việt Nam còn rất mới. Khi nghe tôi vay mượn tiền để mua đà điểu về nuôi, ai cũng ngăn cản. Mọi người bảo, đà điểu là vật nuôi xa lạ, chưa có kinh nghiệm không nên mạo hiểm. Tuy nhiên, tôi nghĩ, bản thân mình là con nhà nông, đã quen với đồng áng, chuồng trại từ nhỏ nên tôi tự tin mình có thể chăn nuôi được” - anh Trung chia sẻ.
Thời gian đầu mới bắt tay vào chăn nuôi, do chưa hiểu biết nhiều về đặc tính của đà điểu nên anh Trung gặp không ít khó khăn. Dẫu vậy, với ý chí quyết tâm, vừa học, vừa làm cũng như nhận được sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, anh Trung dần nắm bắt được một số kiến thức cơ bản. Anh Trung nhận thấy đà điểu rất dễ nuôi, ít gây ô nhiễm hơn so với nuôi lợn, bò. Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc… Đà điểu lại có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp, lớn nhanh.
Tuy nhiên, đà điểu lại rất sợ tiếng ồn nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Bên cạnh đó, đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng, nền sân không cần lát gạch mà là nền cát để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy. Tính đà điểu rất hiếu động, tò mò, chúng mổ bất cứ thứ gì mà chúng thấy dẫn đến tắc ruột và chết, vì vậy cần nhặt sạch các dị vật trong chuồng nuôi.
Đên bây giờ, anh Trung đã là một chuyên gia nuôi đà điểu. Anh hiểu rõ đặc tính sinh trưởng của đà điểu, cả kỹ thuật chăm đà điểu con được cho là rất khó như cách giữ nhiệt độ chuẩn, cách cho ăn ra sao để đà điểu con lớn lên khỏe mạnh.
Nuôi đà điểu theo chuỗi khép kín
Theo anh Trung, khó khăn lớn nhất anh gặp phải khi mới nuôi đà điểu là đầu ra cho sản phẩm. Anh Trung cho biết: “Bây giờ mức sống của người dân tăng cao, có rất nhiều người dùng thịt đà điểu để chế biến thức ăn vì thịt của chúng ngon và là sản phẩm sạch. Nhưng cách đây hơn chục năm thì nó được coi như là một thứ hàng xa xỉ, chỉ dùng để chế biến tại các nhà hàng ở các thành phố lớn nên đầu ra vô cùng khó khăn. Đà điểu thì không bán được mà hàng ngày vẫn phải chăm sóc và cho chúng ăn.
Trang trại đà điểu của anh Trung được thực hiện theo mô hình khép kín. Ảnh: P.T |
Trang trại bị thua lỗ nặng. Nhiều người ái ngại, cho rằng tôi sẽ bỏ cuộc nhưng tôi nghĩ, mình là người đầu tiên nuôi mà lại là con vật mới trong vùng thì chắc chắn phải hứng chịu rủi ro, với lại đã là chăn nuôi thì phải tạo thành “nghề” thì mới phát triển được.”
Theo lời anh Nguyễn Văn Trung, đà điểu rất dễ nuôi, ít gây ô nhiễm hơn so với nuôi lợn, bò. Thức ăn của đà điểu cũng dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc… Mặc khác, đà điểu lại có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp. Thịt đà điểu có nhiều giá trị dinh dưỡng nên giá bán tốt. Da, lông, xương đà điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau… với những lợi thế này mang lại, nếu phát triển nuôi với số lượng lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây, con giống truyền thống. |
Sang lứa nuôi tiếp theo, anh nâng số lượng con và quyết định mở cửa hàng ở tỉnh lộ 87A, qua đoạn xã Tản Lĩnh để chủ động tiêu thụ sản phẩm của gia đình mình. Lúc đầu, khách hàng chủ yếu là người quen đến mua và lác đác một vài khách du lịch. Nhờ lấy chữ tín làm đầu trong kinh doanh, thịt đà điểu cửa hàng nhà anh Trung lúc nào cũng tươi ngon nên chỉ một năm sau, khách đặt nhiều, đà điểu nuôi tại trang trại nhà anh rồi các trang trại lân cận vẫn không đủ cung cấp. Anh Trung lại lặn lội vào tận miền Trung, miền Nam nhập đà điểu về thịt bán. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, khách mua nhiều làm quà biếu, gia đình anh còn làm thêm cả giò đà điểu được khách hàng đánh giá cao.
Công việc làm ăn ngày càng thuận lợi, anh Trung đã vận động bà con trong vùng cùng nuôi đà điểu để xây dựng nguồn sản phẩm tại chỗ. Từ cuối năm 2009, anh Trung bắt đầu nhập con giống một ngày tuổi từ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi trong vòng 2 tháng. Trong khoảng thời gian này, đà điểu được anh tiêm phòng đầy đủ. Khi đà điểu đạt trọng lượng từ 7 - 10kg, anh cung cấp con giống cho các trang trại quanh vùng và nhiều tỉnh khu vực phía Bắc theo giá 2,5 triệu đồng/con, đồng thời nhận bao tiêu sản phẩm cho tất cả các hộ chăn nuôi đà điểu nhập giống từ trang trại nhà mình.
“Thịt đà điểu có nhiều giá trị dinh dưỡng nên giá bán tốt. Da, lông, xương đà điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau… Với những lợi thế này mang lại, nếu phát triển nuôi với số lượng lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây, con giống truyền thống” - anh Trung nhận định.
Nhận xét về anh Trung, ông Ngô Gia Huệ (Chủ tịch Hội Nông dân xã Tản Linh) cho biết: “Anh Nguyễn Văn Trung làm kinh tế giỏi, thu nhập từ kinh tế trang trại luôn ổn định, làm giàu bền vững, là một trong những người đi tiên phong trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, được coi là khung hình trang trại kiểu mẫu cần được tuyên truyền nhân rộng trên toàn xã, toàn huyện”.
Đặc biệt, dù công việc bận rộn nhưng anh Nguyễn Văn Trung vẫn luôn dành thời gian để chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ người dân trong thôn, xóm về kỹ thuật chăn nuôi làm giàu chính đáng từ đà điểu. Hiện tại, trang trại nhà anh chỉ duy trì từ 40 - 50 con đà điểu, anh nuôi với số lượng nhỏ như vậy để tập trung nuôi con giống, đồng thời để có thể bao tiêu đầu ra ổn định cho các hộ chăn nuôi khác. Mong muốn lớn nhất của anh là nuôi đà điểu sẽ trở thành nghề ở Ba Vì để nhiều người dân có thể vươn lên làm giàu bền vững.
P.T - Đ.L
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10