Làm giàu từ quê hương Đan Phượng

Trên vùng đất được hình thành từ trầm tích phù sa bồi đắp qua hàng nghìn năm của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội có một vườn bưởi nằm giữa cụm dân cư số 4 xã Thượng Mỗ. Đấy là tài sản của ông Tạ Như Đinh - cựu chiến binh xã Thượng Mỗ.
Trao trợ cấp cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
Các cấp công đoàn huyện Đan Phượng: Xây dựng nhiều điển hình tiên tiến
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Hướng đến lợi ích đoàn viên

Về lại với quê hương

Nhập ngũ năm 1974 vào Sư đoàn 325 - Quân đoàn 2. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năm 1980, ông Tạ Như Đinh được phục viên trở về quê hương. Đặt ba lô xuống mảnh đất quê nhà, ông nói với vợ là: "Ta phải làm kinh tế mới mong phát triển được".

Vốn là người năng nổ, ông vừa tham gia làm công tác văn hóa xã, vừa cùng bà canh tác trên mảnh đất quê hương. Năm 1998, khi xã thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, ông Đinh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trũng, cấy lúa, trồng màu năng suất thấp sang trồng cây ăn quả. Với diện tích ban đầu chỉ 1 sào trồng bưởi, đến nay người cựu chiến binh gần 70 tuổi này đã chuyển đổi thành công 6 sào với hàng trăm gốc bưởi.

Ông Đinh chia sẻ về kỹ thuật trồng bưởi: "Giống bưởi, chất đất, kỹ thuật chăm sóc và thời gian trồng càng lâu năm thì quả bưởi càng mọng nước, ngọt sắc. Khi thu hoạch xong phải cắt tỉa cành sâu, cành vượt, quét vôi gốc diệt côn trùng gây hại cho cây rồi bón thúc một đợt phân để cây hồi phục, phát triển khỏe mạnh. Khi cây bưởi ra hoa, tiến hành phun phân bón lá, kích thích quả đậu sai. Đến giữa tháng 4 quả bằng cái chén phải bọc giấy bảo quản để hạn chế sâu bệnh và chống rám nắng, ruồi châm..."

Làm giàu từ quê hương Đan Phượng

Ông Tạ Như Đinh bên vườn bưởi của gia đình.

Do được chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn bưởi của ông Đinh năm sau cho thu nhập cao hơn năm trước. Giống bưởi này có thời gian chín và thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên vườn bưởi của ông được khách hàng về đặt mua buôn cả vườn với giá dao động từ 40.000 đến 50.000 đồng/quả.

Đứng giữa vườn trĩu quả hòa lẫn mùi thơm ngan ngát, ông Đinh cười bảo: "Quanh năm sống trong hương thiên nhiên bác thấy khỏe ra cháu ạ".

Dồn điền đổi thửa mở ra sự nghiệp

Ông Đinh bồi hồi nhớ lại, năm 1998, lúc ấy mới có chủ trương của xã về dồn điền đổi thửa. Những năm đầu bưởi cho thu bói nên chất lượng chưa cao, quả ít, không ngọt như bây giờ. Ông động viên cả gia đình cùng cố gắng, một mặt cũng rất lo lắng nhưng nỗi lo ấy ông chỉ giữ cho riêng mình.

Với bản chất của người lính không chịu khuất phục trước khó khăn, ông mày mò nghiên cứu, tham gia các lớp học về kỹ thuật trồng bưởi, tìm ra cho mình phương pháp tốt nhất chăm sóc cho cây. Không phụ công ông, từ ít đến nhiều, những gốc bưởi của ông ngày càng cho ra nhiều trái hơn, ngọt hơn. Ông mạnh dạn chuyển đổi thêm diện tích với nhiều gốc bưởi hơn.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, với tâm niệm: Còn sức khỏe thì còn cống hiến, còn phục vụ nhân dân, ông luôn tích cực tham gia các phong trào của địa phương.

Từ năm 1989 đến nay ông luôn được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh chi hội 4 thôn Hoa Sơn. Ông luôn nhận thức rằng, Hội Cựu chiến binh tại cơ sở xã là cơ quan tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, là thành viên của mặt trận Tổ quốc trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phát huy khối đại đoàn kết toàn dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong phong trào thi đua "Xây dựng nông thôn mới nâng cao" để tạo niềm tin với Đảng, chính quyền và sự yêu mến, tín nhiệm của nhân dân. Trong đó, ông luôn đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, gương mẫu học trước, thực hành trước từ những việc nhỏ nhất để cán bộ, hội viên cựu chiến binh noi theo.

Không chỉ dừng lại ở công tác hội, ông còn băn khoăn làm sao để hội viên trong Chi hội vừa được học tập, trao đổi về công tác hội, mà còn phát triển về kinh tế cho gia đình. Từ đó, ông cùng cán bộ, hội viên cựu chiến binh trong Chi hội thành lập Câu lạc bộ “làm vườn”, trong đó ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

Ban đầu Câu lạc bộ chỉ có 3 hội viên, qua sự vận động của ông và các thành viên, Câu lạc bộ hiện nay đã có 18 hội viên. Các thành viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm làm vườn, cùng nhau giúp đỡ về kinh tế, hỗ trợ nhau vay vốn không lãi suất hàng trăm triệu đồng.

Trong thời gian tới, ông cùng hội viên trong hội cố gắng phát triển thêm hội viên làm sao ngày càng có nhiều hộ gia đình có cơ hội tiếp xúc với các phương pháp kỹ thuật mới, nhân rộng mô hình để bà con trong thôn cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xóm làng, đưa thương hiệu Bưởi tôm vàng của Thượng Mỗ nói riêng và huyện Đan Phượng nói chung được lan tỏa rộng rãi.

Sau khi đi thăm vườn cây, ông Đinh đưa chúng tôi vào ngôi nhà được xây ở giữa vườn của gia đình. Vừa bước vào nhà, vợ ông đon đả mời khách món bưởi tại vườn rồi bà chỉ tay lên tấm ảnh lớn treo trên tường "Nhà tôi có 5 đứa con, giờ đứa nào cũng ở riêng và công ăn việc làm ổn định". Cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy toát lên trên gương mặt thuần hậu của người phụ nữ quanh năm gắn bó với ruộng vườn. Vừa nhâm nhi chén trà ấm, vừa thưởng thức món bưởi đặc sản, vị thơm, vị ngọt của từng tép bưởi quả thực không lẫn vào đâu được.

Tạm biệt ông, tôi thấy trong ánh mắt của người cựu chiến binh gần 70 tuổi đời này như chứa đựng một niềm tin về thương hiệu Bưởi tôm vàng, về cuộc đổi đời của nhân dân thôn Hoa Sơn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao đang diễn ra sôi nổi trên địa bàn xã Thượng Mỗ.

Hải Yến (Hội CCB huyện Đan Phượng)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động