Làm thế nào để nâng cao hiệu quả?
Ký kết kế hoạch phối hợp công tác năm học 2018 – 2019. | |
Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai hoạt động trong năm học mới |
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Chính Hữu cho biết, thực hiện Hướng dẫn số 704/HD-TLĐ ngày 12/5/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Đề án số 01/ĐA-LĐLĐ ngày 09/6/2017 của Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố về việc sắp xếp lại Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn giáo dục cấp huyện; năm học 2017-2018, là năm học đầu tiên Công đoàn các Trường học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở tham gia hoạt động Công đoàn trực tiếp với LĐLĐ các quận, huyện, thị xã.
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội thảo. |
Đây là sự thay đổi rất lớn đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, cũng như tổ chức Công đoàn Thủ đô, nhất là đối với hoạt động Công đoàn của các Trường học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.
Năm học 2017-2018, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và các LĐLĐ quận, huyện, thị xã đã phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình, kế hoạch Công tác công đoàn trong cán bộ, viên chức, giáo viên, người lao động và hoạt động Công đoàn trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao các ý kiến thẳng thắn, xác thực và mang tính xây dựng của các đại biểu. Khẳng định việc sắp xếp lại Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn giáo dục cấp huyện là sự thay đổi rất lớn đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến một lần nữa nhấn mạnh, việc ký kết chương trình phối hợp giữa Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và LĐLĐ các quận, huyện, thị xã là hết sức cần thiết. Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến thay mặt lãnh đạo LĐLĐ Thành phố tiếp thu các ý kiến đóng góp để bổ sung cho dự thảo chương trình phối hợp và khẳng định chương trình phối hợp sẽ được xây dựng theo hướng phân định rõ chức năng nhiệm vụ của Công đoàn ngành giáo dục Thành phố và LĐLĐ các quận huyện với tư cách là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tránh sự trùng lặp, chồng chéo chưa thống nhất, với mục tiêu cao nhất là xây dựng sự đoàn kết, quyết tâm vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, vì sự phát triển của ngành giáo dục và của tổ chức công đoàn. |
Tổ chức Công đoàn các Trường học tiếp tục tập hợp đông đảo đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên, người lao động đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở từng vị trí công tác, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị và địa phương.
Đặc biệt, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, các LĐLĐ và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã đã phối hợp chỉ đạo Đại hội Công đoàn các Trường học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở, góp phần vào thành công Đại hội Công đoàn cấp huyện, Đại hội Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVI.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, do mới chuyển đổi mô hình hoạt động nên trong quá trình triển khai, phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Giáo dục với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã; giữa LĐLĐ với Phòng Giáo dục quận, huyện, thị xã không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có việc đến nay đã 01 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa LĐLĐ Thành phố và Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và LĐLĐ các quận, huyện, thị xã vẫn chưa ký được chương trình phối hợp; đa số LĐLĐ và Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã đã có chương trình phối hợp công tác, xong ở một số nội dung chưa cụ thể trách nhiệm của từng bên, nên đôi khi chất lượng phối hợp chưa đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp chỉ đạo hoạt động Công đoàn tại các Trường học, một số nội dung còn bị chồng chéo, gây khó khăn trong thực hiện tại các CĐCS trường học. Hoạt động Công đoàn một số trường học còn lúng túng chưa rõ nét trong việc thực hiện các nhiệm vụ công đoàn; lúng túng trong việc phối hợp với chuyên môn để tổ chức các nhiệm vụ theo đặc thù nghề nghiệp của ngành.
Trước thực tế này, tại hội nghị, các đại biểu đã sôi nổi tham gia ý kiến vào dự thảo chương trình phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã giai đoạn 2018-2020 và Kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, năm học 2018 - 2019.
Đa số các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết phải ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội với LĐLĐ các quận, huyện, thị xã nhằm đảm bảo tính thống nhất của tổ chức công đoàn, hạn chế sự chồng chéo hoặc bỏ sót công việc chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho CĐCS giáo dục thành phố hoạt động; qua đó chăm lo tốt hơn cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên, người lao động
Với tinh thần thẳng thắn, góp ý để xây dựng, tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ rõ những nội dung còn bất cập trong nội dung dự thảo chương trình phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã giai đoạn 2018-2020 đồng thời đề xuất những giải pháp, chỉ rõ những công việc, những nội dung phối hợp cụ thể giữa hai bên nhằm thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động Công đoàn tại các Công đoàn trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt được kết quả tốt nhất.
Chẳng hạn, một số ý kiến đề nghị, Chương trình phối hợp cần nêu cụ thể những nội dung 2 bên có thể phối hợp với nhau tránh đưa vào những nội dung thuộc nhiệm vụ chính của mỗi bên; nội dung phối hợp cụ thể từng năm cần nêu rõ cơ quan, đơn vị chủ trì về tổ chức và kinh phí thực hiện. Một số ý kiến khác cho rằng, chế độ giao ban, thông tin hai chiều giữa Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và LĐLĐ các quận, huyện, thị xã cần tích cực hơn v.v…
Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung đóng góp ý kiến về một số nội dung phối hợp cụ thể như: Công tác chỉ đạo Hội nghị cán bộ giáo viên nhân viên đầu năm; Công tác phối hợp tổ chức Ngày hội Văn hóa thể thao; Công tác tổ chức thực hiện cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”; Công tác trợ cấp khó khăn cho CBGV,NV; Thực hiện chương trình “Mái ấm Công đoàn”; Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, thi đua “Hai tốt” và Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” nhằm thực hiện tốt NQ 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Tuyên truyền, chỉ đạo các CĐCS thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nhà giáo; Công tác đánh giá thi đua khen thưởng; Công tác thông tin báo cáo; Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong CB,GV,NV.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42