Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
Bộ Công an giao Công an thành phố Hà Nội xử lý vụ việc Pate Minh Chay | |
Ngộ độc thực phẩm lại “nóng”! | |
Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm |
Chọn thực phẩm tươi sạch
Theo bác sĩ Phạm Công Danh - Bộ Môn Dinh dưỡng - ATTP trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nên chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn.
Nên chọn thực phẩm tươi sạch, được đóng gói, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn. Ảnh: Ngọc Lê |
"Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng... Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc", bác sĩ Công Danh cho biết thêm.
Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
Cũng theo bác sĩ Danh, để đảm bảo ATTP khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.
Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo. Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.
Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên. Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.
Nấu chín thức ăn
Các thực phẩm như thịt, cá, xúc xích hay thậm chí là một số loại rau củ cũng cần được nấu chín để loại bỏ nguy cơ ngộ độc.
Vệ sinh cá nhân
Theo các chuyên gia, để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, bạn cũng cần giữ vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ. Để làm được điều này, bạn cần cắt móng tay sạch sẽ, giữ cho đầu tóc gọn gàng và không đi giày, dép có lẫn đất bẩn vào phòng ăn hay nhà bếp.
Nhiệt độ tủ lạnh dưới 5 độ C
Việc giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh dưới 5 độ C sẽ giúp ngăn chặn quá trình gây hại và sinh sôi của vi trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh để quá nhiều đồ trong tủ lạnh vì như vậy không khí bên trong sẽ khó lưu thông, gây ảnh hưởng tới nhiệt độ chung của tủ.
Nấu lại thức ăn thừa
Nhiều người có thói quen dùng lại thức ăn thừa nhưng không nấu lại trước khi sử dụng. Thói quen này rất nguy hiểm vì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm những vi khuẩn có hại. Các chuyên gia cũng khuyên nên hạn chế dùng lại thức ăn thừa nếu để lâu vì lúc này thực phẩm đã bị biến chất và mất dinh dưỡng.
Không ăn thực phẩm quá hạn
Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc, bạn cần tuyệt đối không tiêu thụ những thực phẩm đã quá hạn sử dụng dù cho nó trông vẫn còn “ổn” và không có mùi. Vì những thực phẩm để lâu sẽ là môi trường cho các loại bọ hay vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.
Theo Ngọc Lê/ laodong.vn
https://laodong.vn/suc-khoe/lam-the-nao-de-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-834006.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00