Làm tốt Chính phủ điện tử giúp ngăn ngừa Covid-19
Xây dựng Chính phủ điện tử thì yếu tố con người, thể chế là đầu tiên | |
Quyết tâm làm cho được Chính phủ điện tử | |
Xây dựng Chính phủ điện tử: Giảm thời gian, tăng hiệu quả |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: VGP/Quang Hiếu) |
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCoV - tên chính thức vừa được WHO đặt là Covid-19). Theo Thủ tướng, nếu làm tốt Chính phủ điện tử cũng là một giải pháp ngăn ngừa nCoV khi hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Thủ tướng nêu rõ, Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá một năm triển khai Chính phủ điện tử xem đạt kết quả nào tốt nhất để nhân rộng cách làm đó và bổ sung, hoàn thiện các giải pháp một cách thực chất. Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ thảo luận về các cản trở, khó khăn trong xây dựng Chính phủ điện tử, nhất là trong việc đưa toàn dân tham gia xây dựng Chính phủ điện tử hay không, các cấp chính quyền đã hưởng ứng mạnh mẽ chưa.
“Chúng ta đưa ra những nhiệm vụ mới, giải pháp mới để năm 2020 thực hiện đạt kết quả tốt, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vào lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam”, Thủ tướng nói. Chính phủ điện tử không phải làm một lúc là xong được mà chia làm nhiều giai đoạn, có những giai đoạn quan trọng, trong đó năm 2020 là năm nhiều thách thức, nhất là đang diễn ra dịch nCoV.
Chúng ta phải có định hướng như thế nào để triển khai có hiệu quả nhất để tăng năng suất lao động. Thủ tướng đề nghị nêu rõ các cản trở, khó khăn để khắc phục, “hiện nay tình trạng mạnh ai nấy làm ở khâu này, khâu kia không phải không có”. Thủ tướng kỳ vọng Hội nghị đạt kết quả thiết thực, hiệu quả, từ nhận thức đến hành động.
Tại Hội nghị, Thủ tướng cho rằng xây dựng Chính phủ điện tử là một việc lớn mà “việc lớn thì phải thường xuyên sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đôn đốc, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm và phải huy động cả hệ thống vào cuộc thì mới thành công”. Bởi xây dựng Chính phủ điện tử thì yếu tố con người, thể chế là đầu tiên, sau đó mới đến công nghệ. Thủ tướng đánh giá cao kết quả ban đầu đáng khích lệ trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Ví dụ, theo xếp hạng mới nhất của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam đứng thứ 96/180, tăng 21 bậc so với năm ngoái (đứng vị trí 117). Để đạt kết quả này, ngoài việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm thì Chính phủ điện tử đóng góp rất quan trọng bởi nếu “tiếp tục làm thủ công, tiếp xúc trực tiếp giữa người làm thủ tục và giải quyết thủ tục thì có thể xảy ra tham nhũng vặt”.
Ngoài ra, theo Thủ tướng, chúng ta đã rút ngắn thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã tăng gấp đôi (đạt 10,7%). 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia. Lần đầu tiên liên thông thủ tục cấp giấy khai sinh ở cấp xã và thẻ bảo hiểm y tế cấp huyện.
Việc tuyên bố các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam làm chủ hệ sinh thái an toàn, an ninh mạng là bước tiến rất quan trọng trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử. “Từ các báo cáo của các đồng chí thì chúng ta thấy một điều đáng mừng, một cách khái quát nhất là khả năng đột phá xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam là rất cao, có thể rút ngắn so với nhiều nước khác”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam mới đứng thứ 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ về xây dựng Chính phủ điện tử, đứng thứ 6/11 nước ASEAN. Nguyên nhân nào chúng ta xếp hạng chưa cao? Thủ tướng cho rằng, từ các ý kiến phát biểu, có thể thấy một số nguyên nhân như cơ sở dữ liệu cá nhân chưa được bảo vệ, là khâu yếu, thấp điểm. Một số khâu khác còn làm chậm, chưa đồng bộ, quyết tâm. Nhiều nơi còn tình trạng “án binh bất động”.
Định hướng nhiệm vụ năm 2020, Thủ tướng nêu rõ, tập trung mọi nguồn lực chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết 17, nhất là mục tiêu 30% tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, hiện nay mới đạt 10,7%. Việc hoàn thiện thể chế cần đi trước để tạo hành lang pháp lý cho Chính phủ điện tử, Thủ tướng yêu cầu, trong năm 2020, phải ban hành được các Nghị định về quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu, về định danh và xác định xác thực điện tử, về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Nghị định thay thế về công tác văn thư, Nghị định về bảo vệ thông tin cá nhân và năm 2020, chúng ta chuẩn bị các bước để tiến tới sửa luật về giao dịch điện tử và luật về lưu trữ.
Phải hoàn thiện các yếu tố nền tảng của Chính phủ điện tử, Thủ tướng nhấn mạnh 3 mục tiêu cần phấn đấu: 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu; 100% nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh phải được kết nối vào nền tảng tích hợp dữ liệu quốc gia; 100% bộ, ngành, tỉnh, thành có Trung tâm giám sát điều hành an toàn an ninh mạng.
Về bảo đảm nguồn tài chính cho Chính phủ điện tử, Thủ tướng giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất việc chuyển một phần Quỹ viễn thông công ích cho các dự án nền tảng dùng chung của Chính phủ điện tử, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quý I/2020.
“Dù là cảnh sát giao thông hay tổng cục trưởng hay là vụ trưởng, người đứng đầu nói chung cũng phải am hiểu và triển khai Chính phủ điện tử”, Thủ tướng nhấn mạnh. Các hệ thống nền tảng dùng chung vượt ra ngoài chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành thì sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì quản lý.
Tuyệt đối tránh để xảy ra một việc mà 2 cơ quan cùng điều phối về Chính phủ điện tử. Xây dựng Chính phủ điện tử phải đi liền với đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ điện tử phải đi liền với cải cách hành chính, phải giúp giảm biên chế, tiết kiệm chi phí, “không để tình trạng chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin mà bộ máy lại phình ra, thủ tục phức tạp hơn”.
Về các kiến nghị cụ thể được nêu ra tại Hội nghị, Thủ tướng đồng ý việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử chỉ đạo thêm nội dung về thành phố thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số; không thành lập thêm các ban chỉ đạo mới. Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất xây dựng Trung tâm giám sát quốc gia về Chính phủ điện tử, thực hiện giám sát quốc gia về hạ tầng mạng, an toàn, an ninh mạng và về dịch vụ Chính phủ điện tử của các cơ quan Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ đưa nội dung đào tạo Chính phủ điện tử vào các chương trình đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia. Các bộ, ngành, địa phương hằng năm dành một tỷ lệ ngân sách của Chính phủ điện tử cho công tác đào tạo. Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Chính phủ điện tử, coi đây là mục tiêu kép, vừa giúp phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam, vừa có kinh nghiệm để đi ra thế giới. Bộ Thông tin và Truyền thông cần xây dựng nền tảng để mọi người dân, mọi doanh nghiệp có thể thông qua duy nhất một ứng dụng trên thiết bị di động truy cập được mọi dịch vụ Chính phủ điện tử.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08