Lầm tưởng tai hại về đường và mật ong
Mẹ bầu có nên uống mật ong? | |
Những thực phẩm nên ăn trước khi ngủ | |
Mật ong không tốt cho người tiểu đường |
Nhóm khoa học gia từ Đại học Queen Mary (London, Anh) đã phân tích 223 loại sản phẩm ngọt ngào mà bấy lâu vẫn được coi là "tốt" cho sức khỏe hơn đường thông thường và đưa ra những kết luận giật mình.
Mật ong cũng là một loại đường, vì vậy ăn nhiều nó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang lạm dụng đường - ảnh: SHUTTERSTOCK |
Sản phẩm bị khuyên cảnh giác nhất là mật ong: nhiều người vẫn lầm tưởng rằng mật ong tốt cho sức khỏe còn đường thì không mà quên mất thực tế rằng mật ong cũng là một dạng đường.
Áp dụng tiêu chuẩn dựa trên đường tự do (free sugars), được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (gọi tắt là Tổ chức Nông lương Liên hợp Quốc - FAO) như chuẩn mực để tính lượng đường thực chứa trong thực phẩm ngọt, bao gồm các loại đường như sucrose, glucose, fructose, dextrose…, nhóm khoa học gia đã chứng minh thế nào mới là ăn, uống nhiều đường.
Theo nghiên cứu, nếu bạn cho một muỗng cà phê mật ong (7 g) vào tách trà, bạn sẽ tiêu thụ 6 g đường tự do. Trong khi đó, một muỗng đường chỉ chứa 4 g đường tự do!
Nhóm khoa học gia cũng lên án nhiều sản phẩm bổ sung mật ong được quảng cáo là "tốt cho sức khỏe", khiến người tiêu dùng lầm tưởng đó là cách thức tốt để kiêng đường mà vẫn thưởng thức được các món ngọt ngào. Ngoài mật ong, xi rô cây thích (xi rô phong) vốn khá phổ biến ở các nước Châu Âu cũng bị cảnh báo. Lạm dụng đường cát hay mật ong, xi rô đều gây hại cho sức khỏe.
Tiến sĩ Kawther Hashem, trưởng nhóm nghiên cứu, khuyến cáo rằng hạn chế đường không chỉ là hạn chế đường mía, mà bạn phải cắt giảm cả mật ong, xi rô và các thứ có vị ngọt khác, vì chúng cũng là đường. Còn chuyên gia dinh dưỡng Katharine Jenner thì lưu ý người tiêu dùng cần cẩn trọng với các lời khuyên về dinh dưỡng sai lệch trên các blog hay mạng xã hội.
Viện Quốc gia về Y tế và Chăm sóc sức khỏe tiên tiến Anh (NICE) và Cơ quan Y tế Công cộng Anh cho biết chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng ho cấp tính của mật ong là có đủ bằng chứng khoa học xác thực; chứ chưa hề có hướng dẫn chính thức về sức khỏe và dinh dưỡng nào khác cho thứ mà nhiều người tin rằng tốt cho sức khỏe này.
Theo A. Thư/ nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00