Lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam tới cộng đồng quốc tế

(LĐTĐ) Để bảo vệ và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới và khu vực. Trong bối cảnh đó, cộng đồng thế giới hiểu về đất nước, văn hóa, con người và chủ trương, chính sách tiến bộ của Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh và sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Nét đẹp văn hóa qua các phong tục và tín ngưỡng lễ hội Đền Nam Cường (Yên Bái) Trải nghiệm "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Khơi dậy sức mạnh văn hóa, đưa Hà Nội phát triển lên tầm cao mới

Thông tin với báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) Việt Nam nhấn mạnh, ngoại giao văn hóa là một trụ cột quan trọng của công tác đối ngoại tham gia vào nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Thời gian qua, các hoạt động ngoại giao văn hóa được triển khai bài bản, rộng khắp với sự tham gia của nhiều chủ thể bao gồm các bộ, ngành, địa phương, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người dân, doanh nghiệp; triển khai trên diện rộng cả trong và ngoài nước; hướng đến các đối tượng đa dạng: Chính giới, nhân dân thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ngoại giao đoàn và người nước ngoài ở Việt Nam dưới nhiều hình thức phong phú.

Chủ động thích ứng, góp phần lan tỏa giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam
Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị ngoại giao văn hóa: “Triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030: Chủ động thích ứng, góp phần lan tỏa giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam” (Ảnh: BNG)

Các hoạt động ngoại giao văn hóa đã góp phần hoàn thành các mục tiêu đối ngoại, đồng thời tôn vinh trí tuệ, phẩm chất, cốt cách, lý tưởng cao đẹp của con người Việt Nam; nâng tầm và làm lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt, năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Việt Nam và trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống, trong đó văn hóa và ngoại giao văn hóa là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Trong bối cảnh đó, các bộ, ngành, địa phương, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động thích ứng, kiến nghị nhiều hình thức và biện pháp mới, linh hoạt triển khai nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả quan trọng, cụ thể:

Thứ nhất, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành Chiến lược ngoại giao văn hóa giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021). Chiến lược đã bám sát các nội dung của Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII liên quan đến đối ngoại và phát triển văn hóa, gắn kết việc triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế năm năm 2021-2025, các chiến lược trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ. Đây là văn bản quan trọng, định hướng công tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới, thích ứng trong tình hình mới. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sỹ, Bộ Ngoại giao đã lần đầu tiên tổ chức Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2021 tại Thụy Sỹ theo hình thức trực tuyến nhằm giới thiệu tới công chúng Thụy Sỹ và các nước châu Âu hình ảnh một Việt Nam có nền văn độc đáo, đậm đà bản sắc; một đất nước thân thiện, giàu sức sống; sẵn sàng cùng Thụy Sỹ tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là đổi mới, sáng tạo vì phát triển bền vững.

Lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam tới cộng đồng quốc tế
Hoạt động gắn biển tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Marseille (Pháp) vào ngày 26/11/2021 (Ảnh: TTXVN)

Đồng thời, tiếp tục triển khai các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài với nhiều hình thức như dựng tượng Bác tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ; khánh thành biển tưởng niệm Bác tại thành phố Marseille, Pháp; xuất bản sách “Tiểu sử Bác Hồ” và “Bác Hồ viết di chúc” bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; khánh thành Không gian trưng bày hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trường Đại học Rómulo Gallegos, Venezuela...

Thứ ba, tiếp tục vận động thành công thêm các danh hiệu UNESCO cho Việt Nam. Năm 2021, tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, công nhận hai Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và Kon Hà Nừng và ra Nghị quyết cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm sinh và 200 năm ngày mất của nữ sỹ Hồ Xuân Hương.

Đồng thời, Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế khi được các nước bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 và Ủy ban liên chính phủ Công ước Bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa của UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025.

Chia sẻ về phương hướng, kế hoạch để triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho biết, trước hết, cần tập trung xây dựng và triển khai Kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 đối với các bộ, ngành, địa phương, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, hướng dẫn, phối hợp với các chủ thể liên quan xây dựng Chương trình hành động/Kế hoạch triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên cơ sở gắn kết việc triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa với việc thực hiện các chiến lược ngành trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Thứ hai, phát huy vai trò điều phối của Bộ Ngoại giao và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; huy động mọi chủ thể và nguồn lực triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả Chiến lược; khuyến khích, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa, kết hợp quảng bá hình ảnh quốc gia và các giá trị văn hóa Việt Nam với quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt.

Thứ ba, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa trong và ngoài nước, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đồng thời, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng tinh hoa văn hóa từ các nền văn hóa khác nhau thông qua việc hỗ trợ, phối hợp với Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa của các nước tại các địa phương khác nhau của Việt Nam.

Thứ tư, linh hoạt thích ứng với tình hình, bối cảnh mới; tích cực đổi mới, sáng tạo nội dung, hình thức các hoạt động ngoại giao văn hóa; nghiên cứu đề xuất các chương trình ngoại giao văn hóa lớn có tác động lâu dài, rộng rãi; tăng cường ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 và sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện mới để truyền tải rộng rãi và hiệu quả hình ảnh và các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động