Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh

Thời gian qua, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai xây dựng nét đẹp trong ứng xử với các di tích lịch sử văn hóa, qua đó, góp phần thu hút du khách thập phương, phát triển du lịch, đồng thời lan tỏa hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu nhìn từ Cổ Loa Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô Đưa Đình Chèm trở thành Di tích lịch sử kiểu mẫu

Ứng xử văn minh với di tích

Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm nằm ngay cạnh sông Hồng, sau thời gian tu bổ trở nên sạch đẹp, khang trang hơn. Nơi này là điểm đến của đông đảo khách gần xa, bởi không chỉ có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc mà còn có cảnh quan đẹp. Từ nhiều năm qua, chính quyền địa phương và Ban khánh tiết Đình đã triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại di tích Đình Chèm nhằm nâng cao văn hóa ứng xử trong di tích cho du khách.

Mới đây, để tiếp tục lan tỏa hơn nữa việc ứng xử đẹp với di tích, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường Thụy Phương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, tiến hành khảo sát thực tế triển khai thực hiện mô hình điểm “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Đình Chèm.

Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh
Ra mắt “Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử” tại Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm.

Theo đó, Hội đã tích cực phối hợp với Đài truyền thanh phường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh và tại các cuộc họp, sinh hoạt hội viên để đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu, thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích đình, chùa, các điểm di tích trên địa bàn phường. Qua đó, từng bước xây dựng và hình thành những chuẩn mực văn hóa của cá nhân khi đến tham quan tại khu di tích; tuyên truyền, hướng dẫn các du khách khi đến tham quan chiêm bái Đình phải có trang phục phải lịch sự, ứng xử văn minh, không vứt rác bữa bãi nơi công cộng, không đốt vàng mã trong khu di tích...

Ngoài ra, Hội cũng tuyên truyền, vận động thành lập Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử với 24 thành viên và bước đầu đi vào hoạt động. Xây dựng tủ trang phục gồm áo dài, váy quây tại nơi di tích và phân công hội viên trực, hướng dẫn và hỗ trợ du khánh tham quan chiêm bái Đình mà trang phục chưa phù hợp…

Nhận xét khi đến thăm Đình Chèm, bà Lê Thị An (phường Láng Thượng, quận Đống Đa) chia sẻ: “Tôi dẫn cháu gái đi tham quan một số danh thắng ở Bắc Từ Liêm và ghé vào Đình Chèm, do ban đầu không có chủ đích vào thăm Đình nên cháu gái tôi ăn mặc không đúng với quy định, khi đến nơi chúng tôi được thành viên của Hội Phụ nữ ở đây cho mượn váy quây để vào chiêm bái. Thái độ niềm nở, lịch sự của các thành viên trong Ban Quản lý di tích và Hội Phụ nữ đã tạo cho tôi cảm giác thân thiện và ấn tượng đẹp khi về Đình Chèm tham quan”.

Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh
Lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm tham quan, kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử tại các Di tích lịch sử trên địa bàn.

Tại quận Cầu Giấy, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận cũng phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Yên Hòa tổ chức ra mắt mô hình “Phụ nữ tham gia xây dựng Khu di tích lịch sử kiểu mẫu thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng” tại cụm di tích Đình An Hòa - Chùa Báo Ân thuộc phường Yên Hòa.

Để khởi động triển khai mô hình, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận ra mắt Nhóm nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi thờ tự tại Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình An Hòa. Theo đó, nhóm có nhiệm vụ tuyên truyền vận động, nhân dân trên địa bàn quận, phật tử, khách thập phương đến cơ sở thờ tự trên địa bàn thực hiện đúng các nội dung, yêu cầu của Quy tắc ứng xử do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành như: Mặc đúng trang phục nơi thờ tự (không mặc áo quá trễ ngực, quần đùi, váy ngắn trên đầu gối); không nói tục chửi bậy, không mang vàng mã vào chùa, không xả rác bừa bãi ở khuôn viên nơi thờ tự.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Cầu Giấy Nguyễn Kim Lê cho hay: “Chúng tôi xác định công trình nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, góp phần tạo sự văn minh cho những người quản lý di tích cũng như người dân đến chiêm bái nhưng đồng thời vừa thể hiện sự trân trọng với các di tích lịch sử, góp phần làm tăng những giá trị đích thực của di tích trong cộng đồng”.

Lan tỏa những điều tốt đẹp

Ngoài các di tích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, nhiều di tích khác cũng tích cực triển khai quy tắc ứng xử tại di tích lịch sử, nơi công cộng. Tiêu biểu như: Di tích đền Ngọc Sơn cho khách mượn áo choàng khi vào tham quan, chiêm bái, tránh trường hợp khách mặc quần áo không phù hợp vào di tích. Tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cán bộ, nhân viên ân cần, thân thiện hướng dẫn khách tham quan… Các chùa Tảo Sách, Vạn Niên, Thiên Niên, Kim Liên (quận Tây Hồ), đền Quán Thánh, chùa Hòe Nhai, chùa Một Cột (quận Ba Đình)… cảnh quan di tích được giữ gìn tôn nghiêm, sạch đẹp. Để có được kết quả trên là nhờ công sức giữ gìn của những người quản lý di tích, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội cũng như ý thức chấp hành quy định của người dân và du khách.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương, hiện toàn quận Bắc Từ Liêm có 133 di tích, trong đó 58 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Từ năm 2022, quận đã phát động, triển khai mô hình Quy tắc ứng xử “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn”. Mô hình này chính là sự tiếp nối các hoạt động nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, để di tích lịch sử thành điểm đến an toàn, hấp dẫn. Đây cũng là việc làm nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội nói chung, của quận Bắc Từ Liêm nói riêng. Hiện, mô hình vẫn tiếp tục được nhân rộng, triển khai đến tất cả các di tích trên địa bàn.

Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh
Đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) được giữ gìn tôn nghiệm, sạch sẽ.

Là địa phương đầu tiên triển khai mô hình điểm “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại quận Bắc Từ Liêm, bà Lê Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thụy Phương chia sẻ: Để mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” hoạt động hiệu quả, thời gian tới, chính quyền địa phương và hội sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt chú trọng các nội dung thuộc Điều 11 của Quy tắc nhằm từng bước xây dựng và hình thành chuẩn mực văn hóa của mỗi cá nhân khi đến thăm quan tại khu di tích.

Bên cạnh đó, duy trì và phát huy hiệu quả của “Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử” tại Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm, đồng thời tiếp tục phân công các thành viên trong Tổ phụ nữ nòng cốt hỗ trợ trang phục cho nhân dân và du khách khi tới thăm quan tại Di tích…

Còn theo Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Anh Đỗ Thị Mỹ Linh, để nâng cao ý thức của người dân, Hội cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh thôn, xã và đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích đình, đền, chùa và các điểm di tích trên địa bàn xã; triển khai vận động, hướng dẫn và ký cam kết đến các hộ kinh doanh, các hộ gia đình đang sinh sống, bán hàng tại các khu di tích.

Tập trung nội dung ứng xử văn minh, lịch sự nơi di tích như: Luôn chào nhau bằng nụ cười, sẵn sàng nói cảm ơn, xin lỗi; ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện; trang phục phù hợp, không tạo dáng phản cảm để quay phim, chụp ảnh; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định; tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán địa phương. Đặc biệt, không khắc, vẽ lên tường, tượng hay công trình kiến trúc; không phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan; không chèo kéo, bám theo du khách…

Nhờ đó, góp phần nâng cao ý thức của người dân trên địa bàn, du khách thập phương, học sinh về thăm quan, trải nghiệm tại khu di tích, lan tỏa hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch đồng thời làm thay đổi diện mạo của di tích, danh lam thắng cảnh của Thủ đô.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động