Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo:

Lan tỏa nhiều ý tưởng mới trong phương pháp giảng dạy

(LĐTĐ) Năm 2019 đánh dấu mốc năm thứ 3 giải thưởng được tổ chức và nhận được sự hưởng ứng sôi nổi của các nhà giáo trên khắp địa bàn Hà Nội. Để hiểu rõ hơn về giải thưởng này, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Thu Hà - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội sau khi kết thúc 5 ngày thẩm định trực tiếp hơn 130 nhà giáo lọt vào vòng Chung khảo.
lan toa nhieu y tuong moi trong phuong phap giang day Nhiều sáng tạo trong phương pháp giảng dạy

PV: Các đơn vị đã có sự chuẩn bị như thế nào để tổ chức giải thưởng này, thưa bà?

Bà Trần Thị Thu Hà: Xuất phát từ phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội và Hệ thống Giáo dục HOCMAI xây dựng giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo.

Hà Nội là tỉnh đầu tiên tổ chức giải thưởng, đã trải qua 2 năm thực hiện và đến năm nay là năm thứ 3. Qua mỗi năm tổ chức, chúng tôi đều mong muốn có hình thức đổi mới để lan tỏa giải thưởng đến nhiều địa phương trong thành phố cũng như nhiều các đơn vị trực thuộc để các nhà giáo biết đến và phấn đấu.

Với năm thứ 3 này, chúng tôi nhận thấy đã có điểm đổi mới khi chúng tôi triển khai giải thưởng tới các đơn vị toàn thành phố sớm hơn. Bên cạnh đó, thông qua mỗi Hội nghị của Ngành, chúng tôi thường xuyên tận dụng để tuyên truyền, trao đổi, chia sẻ đối với các đồng chí lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là đối với các Chủ tịch công đoàn cơ sở để các đồng chí thấy giải thưởng này là rất thiết thực, động viên được phong trào đổi mới sáng tạo trong dạy và học, trong công tác quản lý và đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như chất lượng đội ngũ nhà giáo Thủ đô.

lan toa nhieu y tuong moi trong phuong phap giang day
Các nhà giáo trình bày trước Hội đồng xét duyệt giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 3.

PV: Qua 3 năm tổ chức, bà có đánh giá như thế nào về sức lan tỏa của giải thưởng này?

Bà Trần Thị Thu Hà: Với năm nay, nhiều Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức giải thưởng từ cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo, từ các quận, huyện, nhờ vậy lan tỏa được nhiều hơn tới các thầy cô giáo. Chất lượng của khối Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như khối trực thuộc tính đến thời điểm này, chúng tôi đánh giá ngày càng được nâng cao hơn, thể hiện cụ thể ở việc các trường, nhiều thầy cô giáo đã biết đến giải thưởng. Do đó có sự phấn đấu, nỗ lực ngay từ đầu năm học để các ý tưởng của mình trong đổi mới, sáng tạo được hình thành, ứng dụng; khi báo cáo đã có kết quả, dẫn chứng để trình bày trước Hội đồng.

Đặc biệt, nếu như 2 lần tổ chức trước có nhiều môn Khoa học xã hội thì đến lần này, chúng tôi nhận thấy tất cả các môn học đều có những nhà giáo ứng cử lên để nhận được giải thưởng. Nhiều trường đã quan tâm đến giáo viên trực tiếp đứng lớp để động viên các thầy cô giáo.

Ngoài ra, mỗi một năm tổ chức giải thưởng, chúng tôi đều cố gắng làm việc với đơn vị tài trợ cũng như các đơn vị phối hợp để làm sao giải thưởng phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và chất lượng phải đúng theo tên gọi. Trong quá trình tổ chức, từ việc sắp xếp Hội đồng xét duyệt có thêm nhiều chuyên gia giáo dục, đến việc để các nhà giáo được trực tiếp ngồi nghe, chia sẻ, học tập trong quá trình đồng nghiệp của mình báo cáo; chúng tôi cũng thấy được đó là một cách để lan tỏa nhanh nhất giải thưởng đến các nhà giáo Thủ đô.

PV: Tiêu chí để vào vòng xét duyệt giải thưởng này như thế nào, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai (Trưởng phòng Đào tạo Hệ thống Giáo dục HOCMAI, thành viên Hội đồng xét duyệt giải thưởng) chia sẻ: Năm nay là năm thứ 3 tôi được chứng kiến những tấm gương nhà giáo điển hình của các thế hệ nhà giáo đang công tác trên địa bàn các quận, huyện của thành phố Hà Nội.

Tôi thực sự ấn tượng với yếu tố tâm huyết của tất cả các nhà giáo đặc biệt là sức sáng tạo của thế hệ các nhà giáo trẻ. Thông qua các báo cáo, tôi thấy họ đang nỗ lực thay đổi hàng ngày để bắt nhịp với các xu hướng giáo dục hiện đại như giáo dục STEM, giáo dục tích hợp... bằng các hành động thiết thực, cụ thể để vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục phổ thông, vừa chuẩn bị cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bà Trần Thị Thu Hà: Để được vào phòng xét tuyển, chúng tôi đã quy định rõ: Đối với cấp quận, huyện, thị xã, cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu có điều kiện thì các đồng chí tổ chức giải thưởng từ cấp quận, huyện, thị xã. Nếu không, dựa trên căn cứ tiêu chí của Ngành đề ra, các đồng chí tiến hành chọn lựa. Mỗi một cấp học chỉ được chọn một nhà giáo tiêu biểu lên cấp Ngành. Tức là mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ có một nhà giáo tiêu biểu của cấp Mầm non, một nhà giáo tiêu biểu của cấp Tiểu học, một nhà giáo tiêu biểu của cấp Trung học cơ sở.

Có thể nói, khi đã lên đến cấp Ngành thì tiêu chí sáng tạo, đổi mới một cách độc đáo sẽ thuyết phục được Ban giám khảo. Còn các nhà giáo đều là những nhà giáo tâm huyết và có đổi mới, sáng tạo trong quản lý cũng như trong dạy và học.

PV: Vậy, qua 5 ngày thẩm định trực tiếp, bà nhận thấy chất lượng năm nay như thế nào?

Bà Trần Thị Thu Hà: Về chất lượng báo cáo, năm nay, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều ý tưởng đổi mới, sáng tạo được các nhà trường chọn lọc, thi đua. Do đó lên đến cấp Ngành đã có nhiều ý tưởng độc đáo, đổi mới hơn; vận dụng được những phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp với đặc thù của đơn vị mình.

Về cách báo cáo, các thầy cô giáo đã học tập được nhau. Đồng thời, nhiều đơn vị còn gần như tập huấn cho giáo viên của mình cách báo cáo để làm thế nào tất cả những kết quả đã làm được sẽ được báo cáo trước Hội đồng. Do đó, chúng tôi thấy cách báo cáo cũng như chất lượng năm nay có rất nhiều điểm đổi mới và kết quả đạt được cũng tốt hơn.

PV: Thực tế, trong ngành Giáo dục đã có rất nhiều cuộc thi để tôn vinh nhà giáo. Vậy, theo bà, điểm khác biết giữa giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo so với những giải thưởng khác như thế nào để thu hút được đông đảo nhà giáo tham gia?

Bà Trần Thị Thu Hà: Thông thường, mọi người thường hiểu là cứ giáo viên dạy giỏi đạt giải Nhất thành phố thì sẽ được đề cử vào giải thưởng này. Tuy nhiên, không hoàn toàn như vậy. Ở giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo, chúng tôi đề cao ý tưởng đổi mới, sáng tạo của giáo viên trong quản lý cũng như trong giảng dạy. Nhiều nhà giáo có thể là có kinh nghiệm lâu năm trong công tác thế nhưng không có nhiều đổi mới, sáng tạo thì cũng chưa chắc bằng những nhà giáo mạnh dạn, có ý tưởng và thực hiện được ý tưởng đổi mới, sáng tạo của mình hiệu quả.

Cái chúng tôi quan tâm nhiều hơn là ý tưởng đổi mới, sáng tạo của các nhà giáo có mang tính thực tiễn nhiều hay là không, tính hiệu quả của nó như thế nào và sau này nó phải được lan tỏa chứ không phải ý tưởng đấy chỉ dành cho một nhà giáo. Chúng tôi mong muốn với giải thưởng này, với những đổi mới sáng tạo này thì nó sẽ được lan tỏa. Tính đổi mới sáng tạo cũng như là tính giao lưu, chia sẻ học tập của các nhà giáo được nhiều hơn nữa. Bởi trong tri thức, sự giao lưu, trao đổi, chia sẻ sẽ làm giảm thời gian của con người trong suy nghĩ cũng như là cái mà đồng nghiệp học tập được nhau. Chúng tôi nghĩ đó là một cách để rút ngắn khoảng cách, sự chênh lệch giữa đội ngũ cũng như phong trào thi đua hiện nay đang diễn ra

- PV: Xin chân thành cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

Phạm Thảo

(Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động