Lan tỏa tấm lòng thiện nguyện

(LĐTĐ) Sau khi nghỉ hưu, bà Tô Thị Thúy, hội viên Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 10, phường Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội) thường xuyên tham gia vào những hoạt động thiện nguyện trên địa bàn như phát cháo, suất ăn miễn phí tại các bệnh viện và giúp đỡ đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Chính sự cần mẫn, thiện tâm của bà Thúy đã lan tỏa, lôi cuốn được nhiều người cùng phát tâm làm từ thiện.
Người thầy thuốc hết mình với công việc thiện nguyện Tấm lòng thiện nguyện của cô giáo mầm non Chuyện về quán cơm đặc biệt dành cho người yếu thế

Từ những bát cháo ấm tình thương

Cứ sáng thứ 7 hàng tuần, các thành viên Nhóm “Cháo từ thiện Tổ dân phố số 10 phường Trung Tự” lại hào hứng tập hợp, cùng tham gia vào Nhóm tình nguyện “Trái tim yêu thương” tổ chức phát cháo cho các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại cổng các bệnh viện trên địa bàn.

Theo tìm hiểu, người khởi xướng phong trào này tại Tổ dân phố số 10 là bà Tô Thị Thúy (sinh năm 1954) - một kỹ sư ngành điện đã về hưu. Trước đây, bà Thúy là cán bộ công tác tại Công ty tư vấn xây dựng điện số 1, sau khi về hưu, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, bà tham gia các hoạt động thiện nguyện trên địa bàn. Với sự cần mẫn, thiện tâm, bà Thúy đã lan tỏa, lôi cuốn được nhiều người cùng phát tâm làm từ thiện, lan tỏa những điều tốt đẹp đến với các hoàn cảnh khó khăn.

Chia sẻ với phóng viên, bà Thúy cho hay, năm 2017, trong một lần đi sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe, bà gặp bà Nguyễn Thị Lợi, người sáng lập Nhóm “Trái tim yêu thương” nấu cháo phát miễn phí tại Bệnh viện Bạch Mai nên cùng tham gia. Sau bà Thúy, một số chị em khác trong Tổ dân phố số 10 cũng nhiệt tình hưởng ứng hoạt động này.

Lan tỏa tấm lòng thiện nguyện
Bà Tô Thị Thúy (thứ hai từ trái sang) được tuyên dượng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2023 của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa.

Nhận thấy đây là việc tốt cần được nhân rộng, bà Hoàng Thị Uyên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố số 10 đã thông tin tới các hội viên về việc làm ý nghĩa của bà Thúy. Từ đó, càng có thêm nhiều hội viên cũng muốn chung tay làm việc thiện và Nhóm “Cháo từ thiện tổ dân phố số 10” được hình thành. Đến nay, nhóm có 15 thành viên tham gia thường xuyên và đều là các bà từ 65 - 75 tuổi.

Theo Bà Hoàng Thị Uyên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 10 phường Trung Tự: “Việc làm của bà Thúy đã có sức lan tỏa, thu hút được nhiều hội viên phụ nữ và nhân dân cùng chung tay làm từ thiện, xây dựng tình đoàn kết, yêu thương trong cộng đồng. Bà Thúy đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2023, và ngày 29/9/2023 vừa qua, bà là một trong những cá nhân điển hình tham gia giao lưu tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa”.

Những thành viên của nhóm ngoài việc trực tiếp phát cháo còn đóng góp tối thiểu 100 nghìn đồng/tháng làm quỹ chung để duy trì hoạt động thiện nguyện. Một số gia đình khác không có điều kiện trực tiếp phát cháo cũng đóng góp, ủng hộ một phần kinh phí cho Nhóm. Số tiền đóng góp của các nhà hảo tâm được tập hợp lại giao cho bà Thúy làm “thủ quỹ” và bà Thúy cũng là người đứng ra phân công thành viên mua nguyên liệu nấu cháo bảo đảm thơm ngon, bổ dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bà Thúy cũng cho biết: “Nhận thức được việc vận động, ủng hộ làm từ thiện có thể gây ra tranh cãi, nên tôi cùng các “cộng sự” của mình đã thành lập nhóm Zalo chung của các thành viên và các gia đình, cá nhân tham gia ủng hộ. Từng tuần, từng tháng danh sách các cá nhân ủng hộ, số tiền ủng hộ, và thông tin về các hoạt động mà Nhóm tham gia đều được tôi đăng tải lên nhóm. Ngoài việc công khai, minh bạch thông tin, việc làm này còn là một cách để lan truyền các hình ảnh đẹp, các việc làm tốt mà Nhóm đã thực hiện, nhờ đó, Nhóm cháo đã thật sự nhận được lòng tin tưởng các cá nhân, gia đình trong Tổ dân phố số 10”.

Lan tỏa tấm lòng thiện nguyện
Bà Thúy và các thành viên trong Nhóm thiện nguyện chụp ảnh lưu niệm sau khi phát cháo cho các bệnh nhân.

Từ số tiền đóng góp của các thành viên và các nhà hảo tâm, thứ sáu hằng tuần, các bà trích ra khoảng 5 triệu đồng mua nguyên liệu và dành thời gian, công sức nấu 1 nồi cháo để phát miễn phí từ 5h - 7h thứ bảy, không quản nắng mưa.

Ngoài ra, vào các sáng Chủ nhật, bà Tô Thị Thúy còn tham gia cùng “Nhóm thiện nguyện khai tâm” phát khoảng 200 suất ăn sáng (mỗi suất gồm 2 chiếc bánh mì và 1 hộp sữa tươi) cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại khu vực Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Lão khoa. Việc làm thiện tâm của bà Thúy đã góp phần lan tỏa tình yêu thương, giúp các gia đình bệnh nhân vơi bớt khó khăn trong những ngày ở bệnh viện.

Đến những chuyến đi lan tỏa nhân ái

Vừa chia sẻ với phóng viên về Nhóm cháo thiện nguyện, bà Tô Thị Thúy vừa tỉ mỉ phân loại, gấp phẳng phiu các bộ quần áo trẻ em để chuẩn bị cho chuyến đi từ thiện sắp tới. Đây cũng là một trong những việc thiện được bà Thúy đồng hành cùng nhóm “Trái tim yêu thương” từ năm 2017 đến nay.

Ngoài các chuyến từ thiện, tặng quà các bệnh nhân ở xóm chạy thận Lê Thanh Nghị, thăm người già neo đơn, người khiếm thị…, bà Thúy còn cùng các thành viên trong nhóm “Trái tim yêu thương” đi làm thiện nguyện ở các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang…, để giúp đỡ đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa hoặc những gia cảnh bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Hoạt động thiện nguyện tại các vùng sâu vùng xa của bà và các thành viên nhóm “Trái tim yêu thương” chủ yếu là giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đưa điện đến với vùng cao, xây dựng nhà tình nghĩa, quyên góp xây dựng trường học để mang con chữ đến với trẻ em. Các chương trình thiện nguyện của nhóm đều được khảo sát kỹ lưỡng, tìm hiểu và xác minh rõ ràng đối tượng cần giúp đỡ để đảm bảo việc làm từ thiện được đến đúng người, đúng việc.

Lan tỏa tấm lòng thiện nguyện
Bà Thúy tới thăm và tặng quà trẻ em ở chùa Thiên Hương (tỉnh Hưng Yên).

Trước mỗi chuyến đi, bà thông tin cho các thành viên biết về nhu cầu của người dân để mọi người nắm được và ủng hộ cho phù hợp. Quần áo cũ sẽ được tập kết ở nhà bà và một số thành viên rồi phân loại và mang ra góp cùng nhóm thiện nguyện “Trái tim yêu thương”.

Nhắc lại chuyến đi thiện nguyện ở miền núi nơi không có điện, những nơi trẻ em bỗng chốc mồ côi cha mẹ vì lũ cuốn hay hơn 40 trẻ em mồ côi đang được nuôi dưỡng ở chùa Thiên Hương (tỉnh Hưng Yên)…, bà Thúy vẫn rơm rớm nước mắt. Chứng kiến các hoàn cảnh éo le, thương tâm trong mỗi chuyến đi càng thôi thúc bà Thúy gắn bó với công tác thiện nguyện.

“Trước đây, khi có thời gian rảnh rỗi, mỗi năm tôi sẽ tham gia từ 2-3 chuyến tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa, với những chuyến thiện nguyện không thể trực tiếp tham gia, tôi vẫn sẽ ủng hộ tiền bạc, vật chất để nhóm gửi tới các hoàn cảnh khó khăn”, bà Thúy cho hay.

Được biết, dù hiện tại chỉ có lương hưu, nhưng hằng tháng bà đều dành ra một phần để chung tay cùng mọi người làm từ thiện với mong muốn “giúp được cho người cần để họ vơi bớt khó khăn”. Niềm vui đọng lại đối với bà là những việc mà nhóm thiện nguyện đã làm được như: Lắp điện cho trường học ở một bản thuộc xã Pa Thơm (tỉnh Điện Biên); những manh áo ấm, lương thực, thực phẩm tặng đến tận tay trẻ em nghèo vùng cao, những chiếc xe lăn dành cho người già yếu, người khuyết tật…

Bà Thúy chia sẻ, việc tham gia các hoạt động xã hội, làm thiện nguyện của bà đều được con cháu ủng hộ và động viên nhiệt tình. Với bà làm từ thiện không cần quá cầu kì, quá cao sang, chỉ cần là những việc làm thiết thực, cụ thể, giúp đỡ được người khác là các bác, các bà đã cảm thấy vui, thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động