Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng
Tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc đối với thanh thiếu niên trong kỷ nguyên số Lan toả tình yêu sách từ cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2021 |
Đây là năm đầu tiên Vụ Thư viện tổ chức cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2021 với chủ đề “Cuốn sách tôi yêu”, nhằm góp phần đa dạng hóa các hình thức đọc sách, lan tỏa niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng và đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi số phục vụ người dân. Tổng kết cuộc thi, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Phạm Quốc Hùng cho biết, tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng cuộc thi đã có sức lan tỏa rộng rãi trên cả nước, thu hút đa dạng đối tượng, trong đó đông đảo nhất là học sinh, giáo viên, các chiến sĩ công an, quân đội... Các cuốn sách được thí sinh lựa chọn chia sẻ có nội dung phong phú, từ sách văn học, lịch sử, khoa học thường thức, đến kỹ năng sống...
Các em học sinh xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội phấn khởi nhận tủ sách mới. (Ảnh chụp trước thời điểm Covid-19 lần thứ 4) |
Là thí sinh được giải Khuyến khích, Bùi Công Thành, Bí thư Đoàn phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm cho biết: “Hiện nay, mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim, nhạc là những phương tiện giải trí hấp dẫn, cuốn hút đối tượng thanh thiếu nhi. Điều này đặt ra thách thức lớn để duy trì và phát triển văn hóa đọc ở người trẻ. Vì thế tôi cho rằng những cuộc thi như này rất cần thiết và ý nghĩa. Tại cuộc thi, tôi đã giới thiệu tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh. Với lời thơ giản dị, dễ thuộc, Bác Hồ đã kêu gọi đồng bào, bất kỳ già trẻ hay trai gái cùng chung sức đấu tranh giành độc lập dân tộc. Qua cuộc thi, tôi muốn tác phẩm được biết đến rộng rãi trong giới trẻ, giúp họ hiểu hơn về lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc”.
Song song với đó, Vụ Thư viện cũng tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021dành riêng cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng theo báo cáo của 55 tỉnh, thành phố tổ chức vòng sơ khảo và các trường đại học, học viện trên cả nước, cuộc thi năm nay đã có hơn 870.000 học sinh, sinh viên của gần 6.900 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và học viện tham gia. Đặc biệt, cuộc thi thu hút được số thí sinh khiếm thị tham gia cao hơn các năm trước.
Trở thành Đại sứ Văn hoá đọc năm 2021, Nguyễn Minh Phương (lớp K63KHCTT, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết rất vui và tự hào, mong muốn sẽ phổ biến được lợi ích của việc đọc sách và mang sách đến gần hơn với cộng đồng. “Bên cạnh tuyên truyền về sách bằng cách tổ chức các hội sách và các cuộc thi, mạng xã hội cũng là công cụ hữu ích để khuyến khích việc đọc, phát triển hơn nữa các nhóm, các group đọc sách cùng mối quan tâm, đó cũng là nơi giao lưu, chia sẻ cảm nhận về những cuốn sách yêu thích, sở thích đọc sách với bạn bè, từ đó lan tỏa tình yêu sách đến với cộng đồng...”, Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 Nguyễn Minh Phương chia sẻ.
Sau khi được tổng kết và trao giải, hiệu quả từ những cuộc thi này không chỉ dừng lại ở phạm vi thời điểm tổ chức. Qua đó, còn khuyến khích tinh thần tự học thông qua việc đọc sách trong cộng đồng, nhất là các em thanh thiếu nhi, tạo cơ hội để các em được thể hiện tài năng, sự sáng tạo và các kỹ năng khác của bản thân, từ đó lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.
Vụ trưởng Vụ Thư viện Phạm Quốc Hùng đánh giá: “Qua các bài dự thi có thể nhận thấy văn hóa đọc đã tác động rất lớn đến việc hình thành trí tuệ, nhận thức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm đến người khác đã được hình thành và nuôi dưỡng từ việc đọc sách. Một số em học sinh, sinh viên đã âm thầm trở thành những “đại sứ” văn hóa đọc đem sách và tình yêu sách đến với những hoàn cảnh còn khó khăn trong cộng đồng xã hội”.
Ngày 4/11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (thay thế cho Quyết định 284/QĐ-TTg). Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa đọc nói chung và đối với phát triển sự nghiệp thư viện nói riêng; trong đó đối tượng thanh thiếu niên luôn được coi là lực lượng nòng cốt, là đối tượng trung tâm trong các hoạt động phát triển văn hóa đọc từ đó xây dựng thế đọc tương lai của đất nước hướng đến xây dựng xã hội học tập. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57