Lan tỏa yêu thương, giúp các em nghèo được học trực tuyến

(LĐTĐ) Đại dịch Covid-19 khiến một số địa phương phải tổ chức học trực tuyến, nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện sắm máy tính, nối mạng internet cho con em mình học. Thấu hiểu hoàn cảnh, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã vào cuộc để giúp những gia đình hoàn cảnh khó khăn có thiết bị cho các con học trực tuyến.
Hà Nội: Tiếp tục việc dạy và học bằng hình thức trực tuyến Không để học sinh nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường

Trao cơ hội học tập

Theo chân các thầy cô giáo Trường Tiểu học Đại Áng đến nhà em Đặng Minh Cường (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Đại Áng, huyện Thanh Trì), chúng tôi không khỏi xúc động khi bước vào căn nhà đơn sơ nằm hẻo lánh ở khu ruộng rìa làng. Bà Nguyễn Thị Dung (bà nội Cường) cho biết, căn nhà này được bà thu vén, vay mượn và nhờ người dựng tạm trên mảnh đất ruộng gia đình để lại. Gọi là nhà nhưng chỉ là mấy bức tường thấp được quây lại bằng tôn, bên trong là những vật dụng cũ kỹ, đơn sơ. Thế nhưng, trong hoàn cảnh thế này, vượt qua khó khăn em Đặng Minh Cường vẫn được nhận Giấy khen của nhà trường mỗi dịp cuối năm học.

Lan tỏa yêu thương, giúp các em nghèo được học trực tuyến
Nhiều học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến.

Qua lời tâm sự của bà Dung, gia đình Cường có hoàn cảnh éo le. Bố mẹ ly hôn, em sống cùng bà nội từ khi mới 20 tháng tuổi. Năm nay, bà Dung đã 66 tuổi, cũng là gần 10 năm hai bà cháu sống trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả, lang thang đi ở thuê, ở nhờ hết nơi này đến nơi khác.

Bà Dung chia sẻ, hồi Cường còn bé, bà phải đi làm thuê dọn dẹp ở quán bia từ sáng đến tối, vì thế, sáng sáng bà đưa Cường đi gửi mẫu giáo ở xã rồi đến nơi làm, 4 giờ chiều bà lại chạy về đón Cường, đi gửi hàng xóm rồi quay lại làm thuê đến 8 giờ tối. Công việc của bà không ổn định, lúc thì Văn Điển, lúc lại làm tận đường Kim Đồng… cứ chạy đi chạy lại như con thoi. Rồi hồi Cường bắt đầu học Tiểu học, bà đi bán hàng thuê. Hàng ngày, cứ 4 rưỡi, 5 giờ sáng là bà đèo Cường đến nơi làm, 7 giờ lại đèo Cường đến trường, sau đó trở về đi làm. Trong mấy năm học, nếu tháng nào có chút tiền thì bà cho Cường học bán trú để đỡ phải đưa đón, còn hết tiền thì lại đón Cường về nhà ăn trưa, chiều lại đến lớp. Kèo kẽo như thế, vượt qua nắng mưa, gió rét, đến nay Cường đã lên lớp 4.

Thu nhập của bà Dung mỗi ngày hơn 100.000 đồng, lại lo đủ thứ từ sinh hoạt hàng ngày đến việc học hành, sách vở cho Cường cho nên cứ ngừng làm thuê là hết tiền. Đợt này, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Đại Áng tặng gạo, sữa, mỳ tôm và điện thoại để em học trực tuyến, hai bà cháu rất cảm động. Năm ngoái do không có thiết bị học trực tuyến nên Cường đã bỏ lỡ nhiều bài giảng.

Cường cho biết bản thân rất bất ngờ và hạnh phúc khi nhận được điện thoại do nhà trường tặng để học trực tuyến. “Năm ngoái em không có thiết bị học trực tuyến nên chỉ có thể xin cô bài tập rồi tự học. Năm nay em rất vui vì có thể học trực tuyến, nghe bài giảng của cô qua mạng, được nhìn thấy các bạn trên Zoom. Em hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng các thầy cô” - Cường bày tỏ.

Không chỉ riêng em Đặng Minh Cường, nhìn chiếc máy tính mới tinh, em Dương Hà Trang (học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên) vẫn thấy như đang trong giấc mơ. Đó là món quà em vừa được các thầy cô giáo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình trao tặng. Do điều kiện kinh tế khó khăn, vài sào ruộng không đủ để lo cho cuộc sống của cả gia đình 6 người nên bố mẹ Trang đã phải để lại hai con cho ông bà, vào thành phố Hồ Chí Minh bán hàng rong, kiếm tiền nuôi anh em Trang ăn học.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, cả hai bố mẹ em đều bị nhiễm bệnh. Vì sức khỏe yếu nên mẹ em đã qua đời nơi đất khách quê người mà không được ôm hai con lần cuối. Đã gần hai tháng trôi qua nhưng nỗi đau khi đột ngột mất mẹ vì dịch bệnh vẫn chưa thể nguôi ngoai trong lòng cô học trò nhỏ. Cũng do dịch bệnh còn rất phức tạp, bố của Trang vẫn đang bị kẹt lại thành phố Hồ Chí Minh. Hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn nhiều hơn. Vì vậy, việc có một chiếc máy tính để học trực tuyến cùng thầy cô và các bạn vẫn luôn là một mơ ước có phần xa vời với Trang.

“Em vô cùng xúc động khi được nhận được sự quan tâm của các bác lãnh đạo và phòng giáo dục quận Ba Đình. Với em, đây là một món quà rất ý nghĩa và lớn lao. Em sẽ luôn trân trọng và xin hứa với các thầy cô sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng quan tâm của các thầy cô và các nhà hảo tâm…” - Hà Trang nghẹn ngào nói.

Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố được hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến trong năm học mới này.

Huy động mọi nguồn lực

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và chỉ đạo của thành phố Hà Nội: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh bị bỏ lại phía sau”, ngay sau Khai giảng năm học mới, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em", ủng hộ thiết bị đã sử dụng hoặc chưa sử dụng (gồm máy tính, laptop, điện thoại thông minh, ipad…) để hỗ trợ học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến. Hiện, tổng số thiết bị đã được ủng hộ là hơn 7.900 (gồm máy tính bảng, điện thoại thông minh, ipad…) và 10.000 sim data truy cập Internet miễn phí.

Lan tỏa yêu thương, giúp các em nghèo được học trực tuyến
Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận (ngoài cùng bên trái) trao tặng thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Phú Xuyên

Ngoài chương trình của Thành phố, các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã cũng chủ động triển khai chương trình và kịp thời hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại các trường học thuộc địa bàn mình quản lý. Chia sẻ về việc tặng thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết, thời gian qua, Phòng đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ quận triển khai vận động tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Ngay trong ngày phát động, Phòng GD&ĐT quận đã ủng hộ học sinh quận Ba Vì 10 bộ máy tính. Ngày 11/9, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ quận tổ chức trao tặng đợt 1 cho 130 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận, mỗi em 1 bộ máy tính để bàn kèm đầy đủ thiết bị học tập trực tuyến; trao tặng 10 phần quà (mỗi phần 1 triệu đồng) cho 10 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn của quận. Ngày 16/9, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tiếp tục trao tặng đợt 2 cho 103 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm 87 máy tính để bàn và 16 thiết bị di động để học tập trực tuyến.

“Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đến nay đã hỗ trợ đủ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của quận; đồng thời ủng hộ học sinh Hà Nội qua Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội 6 bộ máy tính, học sinh huyện Ba Vì 10 bộ máy tính, học sinh huyện Phú Xuyên 12 thiết bị học tập trực tuyến cùng 200 phần quà (gồm bút viết, vở ghi, cặp sách) và 40 triệu đồng tiền mặt… Những món quà vừa tạo điều kiện vật chất để các em có thể học tập thuận lợi hơn, vừa có giá trị tinh thần để động viên, khích lệ các em nỗ lực vượt qua khó khăn của hoàn cảnh gia đình để vươn lên học tốt” - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình thông tin.

Tương tự, tại quận Hoàng Mai, với sự vào cuộc đồng bộ của quận và các nhà trường, đến nay, trên địa bàn không còn học sinh nào vì khó khăn mà không có thiết bị học tập trực tuyến, bước đầu hoàn thành mục tiêu “trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau”.

Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà, thời gian qua, Công đoàn ngành đã tích cực phối hợp với nhiều đơn vị, trường học rà soát, trao tặng thiết bị cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các đơn vị, nhà trường đã giúp nhiều học sinh có thiết bị cá nhân để học trực tuyến.

Có thể khẳng định, hiện tại, dù bằng cách này hay cách khác, cùng với các bộ, ngành, địa phương trên cả nước, thành phố Hà Nội đang có nhiều hoạt động tích cực kêu gọi, ủng hộ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ thiết bị và đường truyền đảm bảo học trực tuyến để dù khó khăn đến đâu vẫn ra sức, cố gắng dạy tốt, học tốt./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động