Làng hoa e dè xuống giống để bán phục vụ Tết
Hà Nội có thể lên tới 1.000 ca mắc Covid-19/ngày, song tuyệt đối không được chủ quan Giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho Văn phòng Quốc hội |
Chưa đầy 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thế nhưng thời điểm này, không khí chuẩn bị tại nhiều làng hoa Tết ở Hà Nội vẫn tương đối ảm đạm. Lo ngại những tác động của dịch Covid-19 khiến đầu ra khó khăn, nhiều nhà vườn đã chủ động giảm diện tích gieo trồng.
Hơn chục năm gắn bó với nghề trồng hoa, anh Hoàng Văn Hoan (xã Thụy Ứng, huyện Đan Phượng) chia sẻ chưa bao giờ anh lo lắng cho vụ mùa Tết như năm nay. Anh Hoan cho biết, nếu như các năm trước, gia đình anh dành 1 mẫu ruộng để trồng hoa ly đủ loại phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, thì năm nay anh quyết định chỉ trồng khoảng 6-7 sào, số còn lại trồng các loại hoa kế vụ khác.
Gia đình anh Hoàng Văn Hoan (xã Thụy Ứng, huyện Đan Phượng) quyết định chỉ trồng khoảng 6-7 sào hoa ly phục vụ thị trường Tết thay vì 1 mẫu như mọi năm do lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
“Vụ hoa Tết trông chờ rất nhiều vào thời tiết và tình hình dịch bệnh. Lo ngại nhất là trồng nhiều nhưng hoa không có đầu ra. Dịch bùng không tiêu thụ được thì người nông dân rơi vào cảnh hoa cười, người khóc”, anh Hoan nói.
Anh Hoàng Văn Hoan cũng cho biết thêm, một sào hoa ly gia đình anh đầu tư 70-80 triệu đồng. Năm nay mọi chi phí như nhân công, vật tư, hạt giống, phân bón... đều tăng hơn so với năm trước dẫn đến giá thành sản xuất tăng khoảng 20% khiến người nông dân lo ngại sẽ lỗ vốn.
Cũng giống như Đan Phượng, làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), làng hoa Mê Linh (huyện Mê Linh) là những vùng trồng hoa lớn của Thủ đô, không chỉ cung cấp hoa Tết cho thị trường Hà Nội mà còn cho các tỉnh thành lân cận. Mặc dù thị trường tiêu thị khá rộng, nhưng nhiều hộ trồng hoa vẫn thấp thỏm lo âu sợ tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến hoa sẽ không bán ra được thị trường ngoại tỉnh.
Đa số người trồng hoa có tâm lý lo sợ việc giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa tạm thời ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương... Hơn nữa, năm nay dịch bệnh ảnh hưởng nhiều tới kinh tế của các gia đình, nhu cầu mua sắm các loại hoa, cây cảnh sẽ giảm so với mọi năm.
Bày tỏ lo ngại, ông Nguyễn Văn Tuân (Khu 4, thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh) nhớ lại, Tết năm trước, nhà ông trồng khoảng 1 mẫu hoa cúc nhưng chỉ thu hoạch được khoảng 5 sào do không tìm được đầu ra. Mặc dù giảm giá sâu nhưng vẫn không có người mua, gia đình ông chỉ còn cách đi bán lẻ với mong muốn vớt vát lại chi phí đầu tư.
“Đợt vừa rồi trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều nhà vườn phải nhổ bỏ hết hoa vì không bán được. Lo dịp Tết tới đây cũng bị tình trạng như vậy nên gia đình tôi không dám trồng nhiều và giảm 1/3 diện tích. Cùng thời gian này của năm trước, các thương lái đã tấp nập về vườn đặt hàng cho vụ Tết nhưng năm nay chưa thấy có ai tới, chợ mà đóng cửa nữa thì mình chỉ có nước... ôm hoa”, ông Tuân bộc bạch.
Nhiều nhà vườn trồng hoa Tết tại ngoại thành Hà Nội có tâm lý “dè chừng” xuống giống. |
Tất bật chăm luống cây, bà Nguyễn Thị Hải (làng hoa Mê Linh) cho biết, thời gian qua, mặc dù Thành phố trở về trạng thái bình thường mới, thị trường hoa đã "dễ thở" hơn, nhưng thời tiết lại không ủng hộ, mưa lớn kéo dài nên không có nhiều hoa để xuất ra thị trường. Xác định vụ hoa cuối năm thường là vụ sinh lời cho người dân nên ai còn bám nghề sẽ có xu hướng cân nhắc, tính toán lại về cơ cấu giống, cây trồng.
Riêng nhà bà Hải đã giảm gần một nửa diện tích từ hoa hồng cắt cành chuyển sang trồng hoa chậu để hạn chế rủi ro. Bởi hoa chậu vẫn có thể để lại chăm sóc và bán được cho năm sau. “Hi vọng, dịch bệnh nhanh chóng qua đi để cuộc sống người dân được trở lại như trước đây”, bà Hải nói.
Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết, dịp Tết Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lo ngại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hoa cuối năm, trong kế hoạch sản xuất vụ đông 2021-2022, huyện đã chỉ đạo, định hướng để nông dân giảm bớt diện tích trồng hoa khoảng 4% so với cùng kỳ, chỉ còn 720ha để chuyển sang trồng rau, củ, quả phục vụ nhu cầu thực phẩm.
Đi đôi với giảm diện tích, huyện tăng cường hỗ trợ nông dân các biện pháp ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích nông dân gieo trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng hoa. Tết này, chủ lực của huyện Mê Linh vẫn là hồng thế, hồng cắt cành, cúc, đào...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42