Làng hoa Tây Tựu lao đao giữa mùa dịch Covid-19
Giá hoa rớt thảm hại
Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) nổi tiếng là một làng hoa lớn ở Hà Nội, chuyên cung cấp hoa cho khu vực nội thành và các vùng phụ cận. Nhờ có diện tích đất nông nghiệp lớn, việc trồng hoa cho thu nhập cao hơn nghề trồng lúa, nên chủ yếu người dân Tây Tựu từ lâu đã chuyển sang trồng hoa.
Những ngày tháng 4, trên khắp các cánh đồng, đa số các loại hoa như hoa cúc, hồng, ly, hoa loa kèn đều đã rộ, thế nhưng không khí thu hoạch hoa nơi đây lại vô cùng ảm đạm.
Dọn dẹp trên những luống hoa, chị Hải (38 tuổi), một người dân trồng hoa tại đây cho biết, hiện nay các loại hoa đều bán rất chậm.
Còn 2 sào cúc nở vàng ruộm nhưng chưa cắt, chị Hải chia sẻ: “Năm nay hoa bán không được chạy như mọi năm. Từ lúc ra Tết đến giờ các hộ chỉ túc tắc được số lượng rất nhỏ. Giờ người dân ở nhà, hạn chế đi lại, tập trung mua sắm những hàng hóa không thiết yếu, nên hoa không phải là mặt hàng được ưu tiên”.
|
Cùng chung cảnh ngộ với chị Hải, gia đình chị Đan (người dân trồng hoa làng Tây Tựu) cũng “đau đầu” thất thu bởi có 4 sào hoa loa kèn đang đến độ thu hoạch. Do nguồn cung dồi dào nhưng thị trường không có nhu cầu khiến giá hoa thấp chỉ bằng 20-30% so cùng kỳ năm trước.
“Cùng vào thời điểm này năm trước, hôm nào nhà tôi cũng cắt hàng nghìn bông hoa loa kèn cho thương lái mà cũng không xuể. Năm nay giá xuống còn 1.200-1.500 đồng/bông tại vườn mà cũng không có người đến lấy.
Có những năm vì ảnh hưởng của thời tiết hoa cũng khó bán nhưng chưa bao giờ ế ẩm như vậy. Mấy hôm nay, chợ hoa Quảng An là chỗ để nông dân tiêu thụ hoa cũng đóng cửa rồi, hoa nở bung hết cũng không ai đến nhập”, chị Đan tâm sự.
Chợ hoa Quảng An là chỗ để nông dân tiêu thụ hoa đã tạm dừng hoạt động. |
Theo chia sẻ của người dân, không chỉ hoa cúc, hoa loa kèn mà tất cả các loại hoa khác ở đây đều trong tình cảnh tương tự. Thiệt hại kinh tế nặng nề nhất là hoa ly bởi củ giống đắt, lại đòi hỏi công sức chăm sóc nhiều.
Loay hoay với 8 sào ly cam, anh Thanh (người dân trồng hoa làng Tây Tựu) thở dài: “Hoa bây giờ rẻ lắm, rẻ hơn 1 nửa mà cũng không bán được. Mỗi sào hoa ly sẽ phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng thì mới có thể thu hoạch. Nhưng với giá hiện nay người trồng chỉ có thể thu về vài chục triệu/sào. Chỉ tính riêng vụ này, có gia đình đã thua lỗ cả trăm triệu đồng”.
Hi vọng chờ dịch qua
Ảnh hưởng của dịch đã khiến không ít người trồng hoa ở Tây Tựu lao đao. Để giảm thiểu thiệt hại, nhiều người đã quyết định chuyển hướng bán hàng online hoặc chuyển sang làm việc khác để cầm cự qua dịch.
Hằng ngày đều đăng bài bán hàng trên trang mạng xã hội cá nhân, chị Đan nhận được sự ủng hộ của người quen và bạn bè. Chồng chị từ một người trồng hoa chính hiệu, nay cũng trở thành người phân phối đơn hàng kiêm “shipper chuyên nghiệp”. Không chỉ riêng gia đình chị Đan, ở làng một số nhà cũng đã lựa chọn chuyển sang hình thức kinh doanh này.
Nhiều người chuyển sang bán hàng online để giảm thiểu thiệt hại. |
“Chắc chắn mức độ tiêu thụ sẽ không được như trước nhưng ít nhất vẫn có khách hàng quan tâm, cũng đem lại doanh thu nhất định. Để an toàn cho bản thân mình và khách hàng, chúng tôi cũng thực hiện những khuyến cáo y tế như đeo khẩu trang thường xuyên và đứng cách xa tối thiểu 2m, không giao hàng đến các chợ đầu mối nữa”, chị Đan cho biết.
Trò chuyện với chúng tôi, người dân làng Tây Tựu tâm sự, nghề trồng hoa từ trước đến nay vốn phụ thuộc vào thời tiết và chịu nhiều tác động. Do đó khi đã đầu tư trồng hoa ai nấy đều xác định sẵn tinh thần cho mọi "sự cố" có thể xảy ra và đón nhận nó.
“Điều quan trọng nhất lúc này là người nông dân nâng cao ý đẩy lùi dịch bệnh. Mặc dù có thiệt hại nhưng đã trót theo thì chúng tôi vẫn phải làm cho tới cùng. Tôi tin rằng sau khi dịch qua đi, mọi thứ sẽ trở về cuộc sống bình thường. Không sao đâu, mùa hoa sau sẽ phất!”, anh Thanh nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33