Lặng lẽ viết tiếp những câu chuyện cổ tích

(LĐTĐ) Cứu sống được hàng trăm bé bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng, mở những ngôi nhà chung cho các bà mẹ mang thai cơ nhỡ, sẵn sàng hỗ trợ của cải vật chất cho bà con nghèo, tặng cặp cứu sinh cho trẻ em vùng lũ, nhận bảo trợ cho những bệnh nhân cao tuổi còn sót lại của trại phong Đá Bạc,… đây chỉ là một số trong hàng ngàn công việc mà Câu lạc bộ (CLB) Sẻ chia sự sống Hà Nội vẫn âm thầm và bền bỉ thực hiện trong suốt những năm qua.  
lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich Nhiều y, bác sĩ của Hà Nội được tôn vinh “Người tốt, việc tốt”
lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich Người tốt - Việc tốt: Như tình mẫu tử
lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich Người đau đáu với sự học

Trao đổi với Lao động Thủ đô, anh Lê Thành Trung – ‘‘Thủ lĩnh’’ của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội cho biết, các tình nguyện viên là thành viên của CLB luôn sẵn sàng lên đường để đến với những những mảnh đời cần sự sẻ chia, bất kể xa xôi, cách trở, cho dù ngày nắng hay ngày mưa.

Ngay trong những ngày đầu tháng 10, một nhóm tình nguyện viên của CLB đã đến xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và trực tiếp trao tặng hàng trăm chiếc cặp cứu sinh tới tận tay các em học sinh tiểu học trong xã.

‘Thông thường các đoàn đi từ thiện vùng lũ, lụt hay tặng mì tôm và các nhu yếu phẩm nhưng CLB chúng mình không làm vậy. Bởi, theo mình biết trong 20 năm thiên tai gần đây chưa có ai chết vì đói. Song, đã có tới hơn 13 ngàn người chết vì bị lũ cuốn. Một cái cặp cứu sinh có trị giá bằng gần 3 thùng mì tôm nhưng có thể vừa giúp các em học sinh đến trường, vừa cứu được tính mạng các em khi lũ về’’, anh Trung chia sẻ.

lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich
Trao tặng cặp cứu sinh cho học sinh ở Quảng Bình.

Cùng với hoạt động tặng cặp cứu sinh cho trẻ em vùng lũ ở Quảng Bình, một nhóm tình nguyện viên khác của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đã đến và tặng cho anh Nguyễn Văn Cảnh ở Nam Định một chiếc xe lăn để hỗ trợ cho anh trong việc di chuyển.

CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đến nay có trên 1.600 người tham gia, trong đó khoảng 1.300 người là cộng tác viên thường xuyên.

Lực lượng tình nguyện viên này ở khắp mọi miền đất nước, được chia ra làm các nhóm nhỏ, có chuyên môn và thế mạnh riêng. Vì vậy, mỗi cá nhân khi tham gia vào CLB đều có cơ hội phát huy được năng lực và sở trường của mình.

Trong các hoạt động của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội, đối tượng là trẻ em và phụ nữ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn luôn được các thành viên CLB ưu tiên và dành nhiều tâm sức nhất.

Theo một số nghiên cứu gần đây, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới. Xót xa cho những thai nhi bị nạo phá, vứt bỏ, nhiều năm qua, các tình nguyện viên của CLB đã âm thầm gom nhặt các thai nhi như vậy mang về khâm niệm, chôn cất.

Công việc tâm linh này không hề dễ dàng với bất cứ ai nhưng vượt qua mọi khó khăn, nỗi sợ hãi của bản thân, thậm chí cả điều tiếng của thiên hạ, các thành viên của CLB đã chôn cất rất nhiều thai nhi được tại một nghĩa trang cách trung tâm Hà Nội hơn 50km.

Để hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh đưa các thai nhi về với đất mẹ, các thành viên của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đã phải vượt qua vô cùng nhiều thử thách như phải chầu chực đêm hôm tại các phòng khám để thu gom các thai nhi bị bỏ rồi mang đi chôn cất. Những công việc ấy luôn diễn ra vào ban đêm, bất kể mưa gió, rét mướt…

Trong số hàng ngàn thai nhi bị vứt bỏ, có khoảng 200 bé may mắn được CLB phát hiện sớm và cứu sống kịp thời. Đó thực sự là những cuộc chạy đua với thời gian, thời tiết để giành lại sự sống cho những đứa trẻ đặc biệt ấy. Anh Trung và các tình nguyện viên từng tìm thấy những em bé còn nguyên trong túi bóng đen ngoài bãi rác, người tím ngắt nhưng vẫn còn cựa quậy. Mở chiếc túi ra, cháu bé vẫn còn thở, ọ ọe vài tiếng như muốn cầu cứu những người xung quanh cho mình sự sống.

Anh Trung chia sẻ, những lúc đó sẽ không có thời gian cho những giọt nước mắt hay lòng thương cảm, mà việc cần làm ngay là phải giữ ấm cơ thể cho em bé, duy trì hơi thở và chạy thẳng vào bệnh viện. Với mỗi sinh linh bé nhỏ khi được bác sĩ thông báo là sống sót, các tình nguyện viên đều vô cùng vui mừng hạnh phúc dù cho cuộc sống phía trước là cả một chặng đường dài, không ít những khó khăn.

Với mong muốn tỷ lệ phá thai giảm, để không còn cảnh những thai nhi xấu số không có cơ hội làm người, CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đã dang rộng vòng tay đón nhận những cô gái trẻ mang thai ngoài ý muốn, hỗ trợ họ sinh con, sau đó trở lại cuộc sống đời thường. Ở đó vừa là nơi chữa trị vết thương lòng cho những phụ nữ bị bạo hành, cũng vừa là chốn nương thân của những chị em từng một lần lầm lỡ, có cơ hội làm lại cuộc đời.

lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich
Anh Trung và một em bé ra đời từ ngôi nhà chung.

Nói về ý nghĩa của những ngôi nhà chung này, anh Trung chia sẻ, cách đây 8 năm, sau khi nhận được nhiều lời cầu cứu của những người phụ nữ gặp phải những chuyện đau lòng như: bị chồng bạo hành dã man, bị bố mẹ vì sĩ diện của bản thân ép con đi phá thai ngoài ý muốn, các nữ sinh viên lỡ mang thai ở những tháng cuối không có chỗ dung thân,... anh Trung và CLB đã quyết định đứng ra hỗ trợ, giúp những người này có chỗ ăn, ở, trợ giúp sinh nở, bảo lãnh xin việc... Từ đó, những ngôi nhà chung ra đời!

Mục đích chính là chỗ trú ấn, lánh nạn cho các cô gái đã hoặc sắp làm mẹ. Ở ngôi nhà chung, các cô gái cùng cảnh ngộ sẽ sống cùng nhau, đùm bọc, chia sẻ và động viên nhau cùng vượt qua khó khăn.

Dù hoạt động thiện nguyện đã lâu, nhưng gần đây CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội mới chia sẻ với cộng đồng. Về điều này, anh Trung lý giải: “Nếu cứ âm thầm đi giúp thiên hạ thì mình chỉ là người đi dọn dẹp hậu quả của xã hội mà thôi. Người ta sai lầm, mình đi sửa hộ, làm sao đủ sức? CLB quyết định thông tin về các hoạt động mà CLB đã và đang làm để mọi người cùng biết với mong muốn sẽ thay đổi nhận thức của nhiều người và lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống’’.

Có một thực tế là hầu hết kinh phí cho các hoạt động từ thiện của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đều là tiền của anh Trung và một số người tham gia CLB. CLB không xin tài trợ khắp nơi, bởi họ không muốn CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội sẽ phải mang “màu cờ sắc áo” của những đơn vị nào đó và gán thêm những tôn chỉ mục đích to tát, mỹ miều… Bởi vậy, nên anh Trung và nhiều thành viên còn lại của CLB luôn cố gắng chắt chiu và vun vén để từng hoạt động đều có ý nghĩa thiết thực nhất.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.

Tin khác

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
Phiên bản di động