Làng nghề Hà Nội phát huy thế mạnh kinh tế hộ gia đình trong dịch Covid-19

(LĐTĐ) Trong các làng nghề ở Hà Nội, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là các hộ gia đình, chỉ có một số rất ít doanh nghiệp và hợp tác xã. Hộ kinh doanh làng nghề xuất hiện từ những gia đình sản xuất các sản phẩm thủ công tồn tại từ hàng trăm năm nay trong nông thôn, từng bước hình thành các làng nghề cho đến ngày nay.
Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề qua chuỗi hoạt động “Chuyện của gốm” Kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn: Sôi nổi các hoạt động trong Tháng Công nhân

Phát huy mô hình kinh tế nhỏ

Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, các hộ kinh doanh đã dần dần trở thành một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến. Gần đây nhất, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã có riêng Chương VIII về hộ kinh doanh, quy định những chính sách tạo thuận lợi mới cho hộ kinh doanh, trong đó có các hộ kinh doanh trong làng nghề.

Trong số này, các hộ kinh doanh làng nghề giữ một vị trí rất có ý nghĩa, không chỉ về kinh tế - xã hội, mà trước hết, đó là vì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng là những sản phẩm có giá trị cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mang bản sắc văn hoá của quốc gia, từng vùng lãnh thổ, thậm chí mang bản sắc của mỗi nghệ nhân. Đã có những sản phẩm thủ công được công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, một số được công nhận là báu vật quốc gia.

Làng nghề Hà Nội phát huy thế mạnh kinh tế hộ gia đình trong dịch Covid-19
Sản phẩm từ các hộ kinh doanh làng nghề giữ một vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa, du lịch của Thủ đô

Là một hộ gia đình trực tiếp sản xuất và kinh doanh gốm lại Làng gốm Bát Tràng, anh Trần Văn Thành cho biết, hai năm qua ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản phẩm làng nghề bán ra tuy không bằng trước kia, nhưng việc sản xuất không hề bị ngưng trệ, bởi gia đình anh cũng như nhiều gia đình ở làng gốm vẫn có thể sản xuất tại xưởng riêng. Sản phẩm làm ra có thể bày bán ở cửa hàng của gia đình và gửi đi những địa chỉ đặt hàng qua điện thoại, qua mạng.

“Dịch Covid-19 khiến các làng nghề truyền thống phải gánh chịu những tác động tiêu cực. Vượt lên khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất đã chủ động tiếp cận khách hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… Cơ sở của gia đình chúng tôi cũng vậy, chúng tôi bắt đầu tăng cường thâm nhập các mạng xã hội và thương mại điện tử để bán hàng của mình. Tôi cho rằng, dịch bệnh không làm giảm quá nhiều nhu cầu của người tiêu dùng, chỉ là họ hạn chế đi lại, vì thế chúng tôi tập trung bán hàng online”, anh Thành cho biết.

Cũng như anh Thành, chị Lê Thị Vinh (Làng nghề mây tre đan Phú Vinh) cho rằng, Covid-19 đã và đang có tác động lớn đến với các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn bởi họ phải thuê nhân công, thuê quản lý, sản xuất theo dây chuyền… cho nên khi dịch đến, nhiều doanh nghiệp không đảm bảo được dây chuyền sản xuất này dẫn đến tan rã. Còn các hộ sản xuất gia đình lại khác, những hộ nhỏ vẫn có thể “đóng cửa” để sản xuất mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch bệnh.

Chị Vinh cũng khẳng định, lượng khách hàng giảm đi do dịch Covid-19 là có thật, nhưng hình thức bán hàng online cũng mở ra những cơ hội mới cho các hộ gia đình trước kia từng làm “sân sau” cho các doanh nghiệp lớn thu mua, nay có thể tự bán sản phẩm của mình tăng thêm thu nhập.

Ngày nay, tiềm năng của hộ kinh doanh là rất lớn. Với quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, vốn liếng ít, kinh doanh đủ mọi ngành nghề, quản lý đơn giản, dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh, các hộ kinh doanh là nơi thu hút, tạo việc làm, thu nhập cho đông đảo lao động, kể cả người khuyết tật. Những năm qua, mỗi khi nền kinh tế ở thành phố có biến động (như tác động của dịch Covid-19), thì nông thôn sẵn sàng là nơi tiếp nhận. Có thể nói, nếu nông nghiệp, nông thôn là “bệ đỡ”, thì hộ kinh doanh chính là “thanh giảm sốc” cho nền kinh tế, nơi “trú ẩn” an toàn cho người lao động.

Đóng góp cho nền kinh tế du lịch

Theo ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay, Hà Nội là nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước, tuy nhiên chủ yếu là những hộ sản xuất nhỏ, không phải là các công ty có quy mô lớn, chính vì vậy, sự ảnh hưởng của Covid-19 tác động không quá lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình làng nghề.

"Mô hình sản xuất nhỏ đặc thù này sẽ tránh được những nguy cơ ngừng hoạt động do dịch Covid-19 mà vẫn có thể đảm bảo về mặt sức khỏe cho các cá nhân trong cùng hộ, ngăn chặn được những nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh", ông Lưu Duy Dần nói.

Làng nghề Hà Nội phát huy thế mạnh kinh tế hộ gia đình trong dịch Covid-19
Theo ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Cần phát huy lợi thế hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Cũng theo ông Dần, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 thì rất cần phát huy lợi thế hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống. Trong sản phẩm mang tính tập thể không thể thiếu sản phẩm của hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng vẫn có sự hiện đại về màu sắc, về kiểu dáng, chất lượng và sự đa dạng hóa. Qua đó, đòi hỏi các nhà khoa học, văn hóa, các nhà quản lý, kinh tế có sự quan nhất định với tâm mô hình sản xuất hộ gia đình làng nghề. Bởi những đặc thù trên, dù là những cơ sở sản xuất nhỏ bé, nhưng họ vẫn làm ra sản phẩm, đóng góp cho kinh tế, du lịch.

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập của người dân ở vùng nông thôn, thời gian qua, việc phát triển nông nghiệp, làng nghề gắn với du lịch được thành phố Hà Nội được coi là một trong những hướng đi phát triển kinh tế mới và bước đầu đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Thành phố được mệnh danh là “Đất trăm nghề” với rất nhiều làng nghề truyền thống đã có những đóng góp không nhỏ trong nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch ở khu vực nông thôn, việc phát triển sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống được thành phố xác định là một trong thế mạnh. Theo đó, cùng với phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nhiều làng nghề thủ công cũng được thành phố chú trọng bảo tồn, phát triển để gắn với phát triển du lịch.

Số lượng, cơ cấu nhóm ngành nghề ở các làng nghề Hà Nội cơ bản gồm 4 nhóm: chế biến, bảo quản nông sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Các sản phẩm của làng nghề trên địa bàn thành phố đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và nước ngoài.

Thành phố có 17 làng nghề truyền thống được công nhận nằm trong Dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch. Trong số 15 điểm, khu du lịch cấp thành phố, có 4 điểm du lịch làng nghề, như làng gốm Bát Tràng, làng sinh vật cảnh Hồng Vân, khảm trai Chuyên Mỹ, may Vân Từ.

Vừa qua, Sở Du lịch Hà Nội cũng xây dựng 7 nhóm sản phẩm kích cầu du lịch nội địa để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, thu hút khách đến với Thủ đô, trong đó, du lịch làng nghề truyền thống (gắn với giáo dục, nông nghiệp) tiếp tục phát triển tại các địa phương có tiềm năng và điều kiện thuận lợi như khu vực các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Thường Tín, Đan Phượng… nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bài và ảnh: Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu

Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong xu thế chuyển đổi xanh hiện nay, ngành giấy đang có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tuần hoàn. Ngoài đặc thù của ngành, nhu cầu của thị trường về sản phẩm giấy làm từ nguyên liệu tái chế tăng. Ý thức của doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn được nâng cao và đang tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành, nhất là sản xuất giấy bao bì.
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(LĐTĐ) Sáng ngày 12/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu tham dự sự kiện và có những bài phát biểu quan trọng.
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc

Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc

(LĐTĐ) Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ chính thức quay trở lại với chuỗi hoạt động hấp dẫn và khuyến mãi khủng, mở ra "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc".
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả

Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày săn sale 11/11 hằng năm là ngày mà mọi người nhận ưu đãi từ các cửa hàng trực tuyến. Để săn sale hiệu quả trong ngày 11/11, người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm để không lãng phí tiền mà vẫn có được sản phẩm ưng ý.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước

(LĐTĐ) Tháng 10/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà nội ước tính đạt 77,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng 9/2024 và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô đạt 699,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động