Làng nghề mây tre đan Phú Vinh hôm nay
Làm giàu từ nghề truyền thống | |
Nghệ nhân khuyết tật trọn đời "giữ lửa" làng nghề mây tre đan Phú Vinh | |
Độc đáo làng nghề mây tre đan Phú Vinh |
Nét đẹp của nghề truyền thống
Làng Phú Vinh được coi là “xứ mây”, nổi tiếng về nghề mây tre đan với lịch sử phát triển nghề hơn 400 năm. Mỗi sản phẩm mây tre đan là một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật tinh xảo, công phu của những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo. Nét đặc trưng truyền thống trong sản phẩm mây tre đan Phú Vinh là hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật sản xuất lại rất tinh xảo.
Người dân Phú Vinh tạo ra những sản phẩm mây tre đan (Ảnh: Lương Hằng) |
Theo các cụ cao niên trong làng, cách đây chừng 400 năm, Phú Hoa Trang (nay là Phú Vinh) có một địa danh là bãi Cò Đậu do ở đây có rất nhiều cò, sau gọi chệch là Gò Đậu. Lông cò thường rụng trắng một vùng gò, có người thấy thích nhặt về tết thành mũ, nón rất xinh xắn. Ban đầu họ dùng thấy đẹp, bền liền làm thành quà tặng người thân, bạn bè, dần dần được yêu thích và nhiều người đến tìm mua.
Lâu dần, lông cò có hạn, người dân tìm thêm cỏ lác, cỏ lau mọc sẵn ngoài đồng và lên rừng tìm các thứ vật liệu mềm dẻo như tre, mây, giang… để sản xuất thành các đồ gia dụng như rổ, rá, rế, làn… Qua thời gian, nhiều vật liệu mới được bổ sung, đến nay các mẫu mã sản phẩm được cải tiến, kỹ thuật đan mây tre của người làng được nâng cao để sản phẩm ngày càng tinh xảo và có giá trị kinh tế hơn.
Các công đoạn sản xuất mây tre đan của làng rất cầu kỳ, bao gồm chọn nguyên liệu rồi tuốt, phơi, chẻ nan, sấy… Sau đó, nguyên liệu sẽ được luộc trong nước sôi hoặc sấy khói rơm để có màu đẹp tự nhiên, cuối cùng mới đến tay người thợ đan thành sản phẩm. Có thể khẳng định rằng sản phẩm mây tre đan Phú Vinh ngày càng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật mây tre đan.
Đến với làng nghề Phú Vinh, được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất hàng thủ công mây tre đan mới thấy hết sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã. Những sản phẩm mây, tre đan với đủ màu sắc được tạo ra dưới những đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú, tò mò. Từ những cây mây, nan tre, các nghệ nhân đã thổi hồn vào chúng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo làm mê đắm lòng người. Không chỉ làm ra những vật dụng gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê như khay, đĩa, rổ, rá, dần sàng, túi xách, cơi trầu… mà các nghệ nhân còn nhận làm những sản phẩm nội thất, đồ trang trí rất hấp dẫn như bàn ghế, bình hoa, chao đèn, khung ảnh…
Nói về điểm khác biệt của sản phẩm mây tre đan Phú Vinh so với các vùng khác, bà Nguyễn Thị Cảng (chủ cửa hàng mây tre đan Thực Cảng) cho hay: “Làng nghề mây tre đan Phú Vinh nổi tiếng bởi vì các yếu tố như chất liệu, kỹ thuật. Với khả năng sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân Phú Vinh đã tạo ra hàng trăm cách đan khác nhau như đan xương cá, kết hình hoa và kết màu sắc, tạo hình hoa văn nổi trên nhiều mẫu sản phẩm tinh xảo… có tính thẩm mỹ cao và tạo nên sự khác biệt hoàn toàn so với các sản phẩm mây tre đan các vùng khác”.
Nâng chất thiết kế để tăng sức cạnh tranh
Trước đây, sản phẩm từ mây tre đan chủ yếu là đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đến nay, các nghệ nhân trong làng đã mang đến sức sống mới cho làng nghề bằng việc sáng tạo được hàng trăm mẫu sản phẩm mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, từ đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây… cho đến đồ trang trí, chao đèn, rèm cửa, tranh phong cảnh, chân dung, hoành phi, câu đối, bàn ghế, nội thất khách sạn, nhà hàng. Tất cả sản phẩm qua trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng riêng biệt mà không đâu có được ngoài Phú Vinh.
Hiện nay, sản phẩm của Phú Vinh được chia thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau gồm sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ, giá để đồ; sản phẩm trang trí nội thất như khung tranh, khung gương; sản phẩm gia dụng như khay, đĩa các loại, lọ hoa... Việc mỗi doanh nghiệp của Phú Vinh hướng đến sản xuất chuyên biệt một dòng sản phẩm là điều tất yếu bởi xu hướng của người tiêu dùng trong và ngoài nước hiện nay đều coi trọng cái “tinh tế”, cái “độc đáo” của sản phẩm. |
Sản phẩm mây tre đan Phú Vinh có mẫu mã đẹp, tính ứng dụng cao và phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Các cơ sở sản xuất tại đây vẫn luôn trau dồi kiến thức trao đổi kinh nghiệm với các nghệ nhân trong và ngoài nước qua các cuộc hội thảo về mây tre đan để sản phẩm ngày càng sáng tạo, hiện đại và hoàn thiện được những yếu điểm của sản phẩm, từ đó đưa nghề truyền thống mây tre đan đến với các thị trường khó tính và gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc. Cùng với những sự khởi sắc mới đó, nghề mây tre đan đã tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động khu vực trong vùng.
Đáng chú ý, trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường đặc biệt là nhu cầu của thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp làng nghề của Phú Vinh đã bắt đầu hướng đến sản xuất những dòng sản phẩm chuyên biệt. Hiện nay, sản phẩm của Phú Vinh được chia thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau gồm sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ, giá để đồ; sản phẩm trang trí nội thất như khung tranh, khung gương; sản phẩm gia dụng như khay, đĩa các loại, lọ hoa...
Việc mỗi doanh nghiệp của Phú Vinh hướng đến sản xuất chuyên biệt một dòng sản phẩm là điều tất yếu bởi xu hướng của người tiêu dùng trong và ngoài nước hiện nay đều coi trọng cái “tinh tế”, cái “độc đáo” của sản phẩm. Mặc dù sản xuất những dòng sản phẩm chuyên biệt này đòi hỏi phải chăm chút kỹ lưỡng hơn nhưng giá trị kinh tế của những sản phẩm này lại rất cao.
Với những sự thay đổi đó, điều dễ dàng nhận thấy nhất là sản phẩm mây tre đan hiện nay không còn là hàng đan mây, tre với nghĩa thông thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật, giá trị văn hóa kết tinh ở trong đó. Với bàn tay khéo léo, sự mày mò, sáng tạo từ nguyên liệu là mây, tre người thợ, người dân làm nghề đã tạo ra những sản phẩm mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, vừa mang giá trị sử dụng vừa coi trọng yếu tố thẩm mỹ.
Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43