Làng nghề truyền thống chuyển mình sau đại dịch
“Giữ hồn” cho nghề làm nón lá làng Chuông Tiếp sức cho làng nghề truyền thống |
Sản xuất thích ứng trong tình hình mới
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, một số làng nghề của huyện Phú Xuyên rơi vào tình trạng đình trệ, chủ cơ sở kinh doanh phải tạm đóng cửa như tại làng nghề giày da Phú Yên, may comple xã Vân Từ…
Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian để các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nỗ lực sáng tạo, phát triển những mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như chủ động chuyển hướng sang khai thác thị trường nội địa và kinh doanh trên nền tảng online.
Đồng chí Lê Ngọc Anh- Bí thư Huyện uỷ Phú Xuyên (bên phải) thăm các cơ sở sản xuất làng nghề giày da Phú Yên |
Theo ông Nguyễn Đại Hoan – Bí thư Đảng uỷ xã Phú Yên: “Sau thời gian dài tạm thời đóng cửa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, hiện nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của làng nghề giày da Phú Yên đã hoạt động trở lại, với công suất từ 70-80% so với trước kia”.
Làng nghề giày da xã Phú Yên cũng đã trải qua nhiều thăng trầm, lúc cao điểm làng nghề có khoảng 500 cơ sở sản xuất gia công, với hơn 1.250 lao động, chưa kể hàng nghìn lao động ở các địa phương lân cận đến làm thuê. Cùng với việc đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm thì các hộ sản xuất ở đây cũng đã chuyển hướng sang bán hàng online qua mạng xã hội, chiếm phần lớn kết hợp với bán hàng trực tiếp.
Đồng chí Bí thư Huyện uỷ Phú Xuyên (bên phải) thăm cơ sở sản xuất làng nghề may comple xã Vân Từ |
Ngay bên cạnh, làng nghề may comple truyền thống xã Vân Từ những ngày gần đây cũng đã nhộn nhịp trở lại, mặc dù công suất chưa đạt như cùng kỳ những năm trước. “Sau gần 2 năm sống chung với dịch bệnh Covid-19, Công ty TNHH may mặc Hùng Luyến cũng đã có những phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường cuối năm để giảm tối ưu về những thiệt hại.
Hiện công ty đang dần khôi phục sản xuất, với hơn 40 công nhân làm việc ở các công đoạn; đồng thời duy trì song song 2 mặt trận bán hàng đó là khách gửi theo xe tới các tỉnh, thành lớn trong cả nước và bán hàng qua thương mại điện tử”, ông Đào Ngọc Hùng - Giám đốc Công ty TNHH may mặc Hùng Luyến cho biết.
Còn tại xã Phú Túc trong những ngày giãn cách vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh giảm quy mô hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hóa hạn chế. Người lao động tại các cơ sở này thực hiện “3 tại chỗ”, còn các hộ sản xuất trong phạm vi khuôn viên nhà riêng. Những ngày này, làng nghề đan cỏ tế Phú Túc đã sôi động trở lại. Các cơ sở sản xuất nhộn nhịp người qua lại, những chuyến xe chở hàng chạy khắp nẻo đường làng…
Nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch và sự nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh nên trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn xã Đại Thắng đã tập trung sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng dịch như giường, màn tuyn… nên làng nghề vẫn sản xuất và đảm bảo an toàn.
Hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững
Nhằm thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển, huyện và các địa phương đã có nhiều giải pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như: quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, nâng cấp hệ thống lưới điện, đường giao thông, mở các lớp đào tạo dạy nghề…
Huyện Phú Xuyên đã quy hoạch 11 cụm công nghiệp làng nghề; từ năm 2018-2020 đã có 4 cụm công nghiệp làng nghề được thành lập. Phấn đấu đến năm 2025 thành lập mới 4 cụm công nghiệp, có 29 cụm công nghiệp được triển khai và quy hoạch với diện tích đất là 836,87 ha chiếm 4,9% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Giày da là một trong những sản phẩm truyền thống của huyện Phú Xuyên |
Cùng với quan tâm, khuyến khích tiếp tục cải tiến và hiện đại hóa công nghệ, quy trình và nguyên vật liệu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng mẫu mã sản phẩm, huyện Phú Xuyên coi trọng đào tạo, công nhận, tập hợp, tôn vinh đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, có tay nghề cao; đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao năng lực quản trị cho chủ cơ sở sản xuất làng nghề; nâng cao thương hiệu làng nghề, chú trọng việc nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa làng nghề. Song song với đó, huyện cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
Với thế mạnh là huyện có nhiều làng nghề nổi tiếng, những năm qua, huyện Phú Xuyên đặc biệt quan tâm phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Xuyên khoá XXV tiếp tục ban hành Chương trình số 02-CTr/HU ngày 26/02/2021 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Ủy ban nhân dân huyện ban hành Đề án “Phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của huyện Phú Xuyên giai đoạn 2021-2025”.
“Để phát huy tiềm năng thế mạnh trong phát triển ngành nghề, từ năm 2011 đến nay, huyện lấy ngày 26/10 là ngày vinh danh làng nghề truyền thống, huyện đã tổ chức 7 lần lễ hội vinh danh làng nghề (3 năm cấp huyện và 4 năm cấp xã); coi trọng phát triển làng nghề gắn với du lịch là tiềm năng thế mạnh của huyện; năm 2019 được Thành phố công nhận 2 điểm đến du lịch tại thôn Cựu xã Vân Từ và thôn Ngọ Hạ xã Chuyên Mỹ” - Bí thư Huyện uỷ Phú Xuyên Lê Ngọc Anh cho biết.
Là huyện ngoại thành phía Nam của Thủ đô Hà Nội, Phú Xuyên được mệnh danh là đất trăm nghề, với nhiều làng nghề truyền thống độc đáo nổi tiếng như làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ đã có gần 1.000 năm, làng nghề nặn tò he ở thôn Xuân La xã Phượng Dực nghề độc nhất vô nhị ở Việt Nam đã có trên 300 năm, làng nghề may Vân Từ chuyên may comple cũng đã có trên 100 năm… Hiện trên địa bàn huyện có 154/154 làng, cụm dân cư có nghề, trong đó có 43 làng nghề được Thành phố công nhận; có 25.400 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (chiếm 39% tổng số hộ); có 41.000 lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp (chiếm 40% tổng số lao động toàn huyện; thu nhập bình quân của lao động làng nghề đạt 66 triệu đồng/người/năm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42