Lãnh đạo huyện Phúc Thọ nói về nạn "cát tặc" trên địa bàn

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, "cát tặc" thường tranh thủ hoạt động vào buổi trưa hoặc tối, khi lực lượng chức năng mỏng để khai thác cát trộm. Mặc dù địa phương đã rất nỗ lực để ngăn chặn tình trạng này, nhưng không thể giải quyết triệt để do có nhiều khó khăn, vướng mắc.
Hà Nội: Cử tri đề nghị đánh giá hiệu quả của giao thông công cộng Trong bối cảnh Covid-19, thu nhập bình quân đầu người của huyện Thanh Oai vẫn tăng Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để kinh tế Hà Nội phát triển có chiều sâu

Chiều 8/12, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ đã thông tin tình hình thực hiện các nhiệm vụ của huyện này trong thời gian qua.

Lý giải nguyên nhân nạn "cát tặc" vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn, ông Sơn cho rằng, huyện Phúc Thọ được thiên nhiên ưu đãi nên cát có chất lượng tốt. Do đó, huyện luôn chủ động các giải pháp, đồng thời tham mưu với thành phố để ngăn chặn tình trạng hút cát trái phép. Tuy nhiên, do điều kiện có địa bàn giáp ranh với các tỉnh khác, lực lượng công an cũng mỏng, không thể trực 24/24, cho nên không thể ngăn chặn tuyệt đối nạn "cát tặc".

"Việc bố trí lực lượng công an chính quy về các xã cũng đã góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép. Dù vậy, "cát tặc" thường tranh thủ vào buổi trưa, hoặc tối, khi lực lượng mỏng để khai thác trộm. Chúng lại neo đậu ở bờ bên kia, không thuộc địa bàn Hà Nội, nên rất khó cho công tác quản lý", ông Sơn nói và bày tỏ mong muốn có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành giúp sớm giải quyết tình trạng này.

Lãnh đạo huyện Phúc Thọ nói về nạn
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn thông tin tại hội nghị

Về việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ông Sơn cho biết, đến nay, huyện Phúc Thọ đã có 9/22 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Trong đó, thu ngân sách nhà nước tính đến hết tháng 11/2020 đạt trên 366 tỷ đồng, bằng 117% dự toán thành phố giao. Huyện cũng duy trì tỷ lệ xã/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu văn hóa…

Theo ông Sơn, công tác xây dựng nông thôn mới được huyện Phúc Thọ được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, góp phần thay đổi diện mạo của huyện ngày càng khang trang. Cụ thể, hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn được đầu tư quan tâm. 100% đường thôn, xóm được bê tông hóa; hệ thống trường học, các thiết bị dạy học được đầu tư góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục ở các trường; các thiết chế, công trình văn hóa, sân vận động được đầu tư khang trang, sạch đẹp.

Cảnh quan môi trường được chú trọng, nhiều tuyến đường kiểu mẫu, đường nở hoa được quan tâm xây dựng; đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao; công tác chăm sóc y tế, chất lượng khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm; hệ thống an ninh, an toàn xã hội được giữ vững, có nhiều chuyển biến tích cực quy mô, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao.

Đáng chú ý, trong năm 2020, huyện cũng đã tổ chức tập huấn bồi dưỡng, thăm quan học tập kinh nghiệm tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín cho cán bộ huyện, xã, thôn về công tác xây dựng nông thôn mới; xây dựng báo cáo, đề xuất công nhận lại xã nông thôn mới đối với các xã Xuân Đình, Sen Phương sau khi sáp nhập; Huyện ủy xây dựng Chương trình 02-CTr/HU về Nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, phát triển làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025.

Việc nâng cao chất lượng và hoàn thành các tiêu chí được chú trọng và đầu tư hàng năm. Đến nay, 100% số xã của huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 9/9 tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới đều đạt. Huyện đã hoàn thiện báo cáo, hồ sơ đề nghị Trung ương và thành phố xem xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020.

"Trong xây dựng nông thôn mới, theo đánh giá của các sở, ngành thành phố thì huyện Phúc Thọ đến nay không nợ đọng xây dựng cơ bản", ông Sơn khẳng định.

Về công tác quản lý đất đai, ông Sơn cho biết, tính đến 16/11/2020, Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ đã cấp được 279 giấy chứng nhận (trong đó 186 giấy chứng nhận trúng đấu giá và 93 giấy chứng nhận đất lần đầu); công nhận bổ sung quyền sử dụng đất cho 9 hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện; đính chính sai sót trên 10 giấy chứng nhận… Dự kiến, đến 31/12/2020, hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt 100% so với kế hoạch…

"Huyện cũng đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị và nông thôn, đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, trật tự xây dựng, vệ sinh an toàn thực phẩm tháo dỡ mái che mái vẩy; xử lý các biển quảng cáo không đúng quy định, xóa quảng cáo rao vặt trái phép, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện trên địa bàn…", Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ thông tin.

Theo ông Sơn, Ủy ban nhân dân huyện cũng đã kịp thời chỉ đạo các xã, thị trấn chỉ đạo lực lượng quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn thường xuyên kiểm tra 243 công trình xây dựng (tăng 50,93% so với năm 2019), gồm có 211 công trình miễn phép, 8 công trình không phép, 24 công trình có phép, 9 công trình sai phép… Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện đã phối hợp với cấp xã kiểm tra, phát hiện 34 trường hợp, trong đó, 15 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp, 19 trường hợp xây dựng trên đất công, đã thiết lập hồ sơ để kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định…

Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021, ông Sơn cho biết, huyện Phúc Thọ sẽ tổ chức thực hiện tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là việc tái đàn lợn. "Phúc Thọ vẫn là huyện nông nghiệp. Tỷ trọng chăn nuôi vẫn chiếm rất lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cho nên việc tái đàn lợn rất quan trọng. Tới đây chúng tôi sẽ có chính sách để tạo điều kiện cho các trang trại phát triển", ông Nguyễn Đình Sơn khẳng định.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Xem thêm
Phiên bản di động