Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì

Sáng 17/7, Đoàn công tác số 2 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo đại hội đảng các cấp, do đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì để kiểm tra và duyệt công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chủ trì họp về công tác phòng chống tham nhũng
Hà Nội sẽ kết hợp giữa “diện” và “điểm” trong công tác dân vận
Tạo đột phá để xây dựng đô thị vệ tinh Hòa Lạc với quy mô 600 nghìn dân

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Huyện ủy Ba Vì cho biết, tính đến ngày 26/6/2020, toàn bộ 73/73 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy đã tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2020-2025. Đến nay, huyện đã hoàn thành việc in ấn văn kiện Đại hội (gồm 3 quyển); hoàn thành kịch bản chi tiết, các bài phát biểu khai mạc, bế mạc, hướng dẫn cách bầu, các loại phiếu bầu, mẫu biên bản bầu cử...

2211 image gallery 2
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi làm việc

Huyện Ba Vì cũng thực hiện xong quy trình nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra và các chức danh lãnh đạo nhiệm kỳ 2020-2025, được Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt. Trong đó, giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện với 47 đồng chí để bầu 41 đồng chí (số dư 14,6%), cơ cấu tái cử 26 đồng chí, tham gia mới 21 đồng chí; về độ tuổi trẻ dưới 40 tuổi có 7 đồng chí (14,9%) và nữ 8 đồng chí (17%).

Đối với Ban Thường vụ Huyện ủy khóa tới, huyện Ba Vì thực hiện xong quy trình giới thiệu nhân sự đối với 15 đồng chí để bầu 13 đồng chí (số dư 13,33%), trong đó, tái cử 9 đồng chí, tham gia mới 6 đồng chí; độ tuổi từ 40-50 tuổi là 9 đồng chí; nữ 3 đồng chí...

Huyện Ba Vì cũng thống nhất kịch bản, danh sách Đoàn chủ tịch Đại hội với 5 đồng chí; thống nhất đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu, tổ kỹ thuật... Huyện cũng tích cực đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về Đại hội; xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo an ninh, an toàn và tập trung giải quyết đơn thư liên quan đến nhân sự đại hội, đến đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ huyện.

Sau khi lắng nghe ý kiến, phát biểu của các thành viên trong đoàn, kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá, trong 6 tháng đầu năm nay, bên cạnh việc triển khai phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự và chăm lo, phát triển đời sống Nhân dân, Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công đại hội cấp chi bộ và cấp cơ sở đúng tiến độ và chất lượng được đảm bảo, nhất là tại 5 xã có khó khăn về nhân sự, 3 xã có đơn thư...

Theo đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, cao công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXIII, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Trong đó, nhân sự đã xong quy trình các bước, đảm bảo cơ cấu, tiêu chuẩn, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ gắn với giải quyết đơn thư rõ ràng, minh bạch. Văn kiện cũng được chuẩn bị với kết cấu, bố cục chặt chẽ, nội dung đảm bảo chất lượng và bám sát định hướng của Thành ủy.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thống nhất với thời gian tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXIII, được tổ chức từ 28-30/7/2020, đồng thời, cho ý kiến vào một số vấn đề để huyện tiếp tục hoàn thiện văn kiện, nhân sự, công tác điều hành Đại hội cũng như đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn trong thời gian diễn ra Đại hội.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị trong dự thảo Nghị quyết cũng như Chương trình hành động của Đại hội, cần cập nhật diễn biến tình hình dịch Covid-19 để có giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động. Về các chỉ tiêu, huyện cần phấn đấu để tiệm cận với mức chỉ tiêu chung của Thành phố, nhất là về trường chuẩn quốc gia. Huyện cũng cần đột phá vào 3 vấn đề là hạ tầng giao thông; phát triển nông nghiệp, du lịch và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, huyện Ba Vì cần tập trung nắm chắc tình hình cơ sở, rà soát kỹ kế hoạch phân công thực hiện, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh, an toàn trước, trong và sau Đại hội, gắn với giải quyết đơn thư, giải quyết các "điểm nóng" trên địa bàn, không được chủ quan, lơ là.

Bên cạnh đó, tập trung hoàn thành các văn kiện, đề án, hồ sơ và chuẩn bị các kịch bản phát sinh trong quá trình bầu cử; chuẩn bị tốt công tác hậu cần phục vụ đại hội, công tác trang trí, khánh tiết và triển khai công tác thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội để đảm bảo Đại hội Đảng bộ Huyện thực sự là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.

“Cùng với tập trung tổ chức Đại hội Đảng, huyện cũng phải triển khai đồng thời "nhiệm vụ kép", vừa tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững an ninh, ổn định trên địa bàn”, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng lưu ý.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động