Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì
Đoàn đã đến thăm, kiểm tra mô hình nuôi đà điểu tại trang trại của anh Ngô Quang Nam ở thôn Hòa Trung, xã Vân Hòa, có quy mô nuôi trên 4.000 con đà điểu. Đây là một trong những “thương hiệu” nổi bật của huyện Ba Vì trong những năm gần đây, bên cạnh ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt.
Thống kê toàn huyện có hơn 200 hộ nuôi đà điểu, quy mô hàng chục nghìn con, tập trung nhiều nhất tại các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Ba Trại…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhận định, đây là mô hình rất phù hợp với đặc thù, lợi thế của địa phương và đem lại giá trị kinh tế cao. Do đó, huyện Ba Vì cần khuyến khích, tạo điều kiện nhân rộng mô hình này trên địa bàn gắn với kế hoạch, quy hoạch bài bản từ hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm thịt đà điểu, chăn nuôi gắn với chế biến, phát triển dịch vụ ăn uống, vui chơi, du lịch trên địa bàn...
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra mô hình nuôi đà điểu tại xã Vân Hòa |
Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU trên địa bàn huyện Ba Vì, ông Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì cho biết, đến nay, toàn huyện có 18/30 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Năm 2020, huyện phấn đấu có thêm 5 xã về đích nông thôn mới, 7 xã còn lại dự kiến hoàn thành trong năm 2020-2021.
Về tiêu chí huyện nông thôn mới, Ba Vì cũng đã đạt 6 tiêu chí (quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, an ninh trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới) và 3 tiêu chí cơ bản đạt (y tế, văn hóa, giáo dục; sản xuất; môi trường).
Về thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, ông Hưng cho biết, đến hết năm 2019, huyện Ba Vì có 9 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó, có 6 sản phẩm đạt 4 sao. Năm 2020, với mục tiêu có từ 16-20 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, huyện Ba Vì đã tích cực chỉ đạo thực hiện nội dung này, đến nay có 11 chủ thể với 20 sản phẩm đã đăng ký, xếp hạng.
Tại buổi kiểm tra, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng ghi nhận quyết tâm của huyện trong công tác xây dựng nông thôn mới. Mặc dù kinh tế còn khó khăn, hạ tầng chưa đồng bộ, lại có vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy, những kết quả về xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế... là sự cố gắng lớn của huyện.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị, huyện Ba Vì cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhất là chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đà điểu, gà đồi... để tận dụng tiềm năng, thế mạnh; đồng thời rà soát, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giá trị kinh tế cao. Ngoài cây trồng truyền thống là cây chè, huyện cần rà soát để phát triển thêm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả ở vùng đồi gò.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng chỉ đạo, huyện Ba Vì vừa duy trì, giữ vững đối với 18 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; đồng thời tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 5 xã hoàn thành nông thôn mới trong năm nay. Đặc biệt, Ba Vì là địa phương có thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP, do vậy, huyện cần đăt mục tiêu cao hơn, phấn đấu có từ 25-30 sản phẩm OCOP được công nhận trong năm nay.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu huyện Ba Vì làm tốt công tác quản lý đất đai, quản lý rừng; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đầu tư tư nhân; quan tâm vấn đề môi trường, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan sạch, đẹp; quan tâm đến những hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn
Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:25

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:19

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:14

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 14:24

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51