Lao động nông thôn huyện Thanh Trì ổn định việc làm sau đào tạo nghề

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Trì đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, có thu nhập ổn định đồng thời đáp ứng phần lớn nhu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng và giúp từng bước chuyển dịch lao động nông thôn sang các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Mỹ Đức
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thêm cơ hội, tăng thu nhập nhờ được đào tạo nghề

Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì đã có buổi làm việc với huyện Thanh Trì nhằm kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Anh Tuấn- Trưởng Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Thanh Trì cho biết, để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019, từ tháng 7/2018, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát nhu cầu học nghề, đăng ký chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2019 cho lao động nông thôn.

Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019 trên địa bàn huyện Thanh Trì, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện cụ thể cho từng phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, đặc biệt chú trọng các chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ để có điều kiện hỗ trợ, giải quyết việc làm cho nhân dân.

Lao động nông thôn huyện Thanh Trì ổn định việc làm sau đào tạo nghề
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội làm việc với huyện Thanh Trì về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, Huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm huyện Thanh Trì, chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế phối hợp với các đơn vị dạy nghề trên địa bàn thành phố tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn và dài hạn cho người lao động có nhu cầu học nghề.

Huyện cũng chỉ đạo Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao Thanh Trì, Đài truyền thanh các xã, thị trấn tuyên truyền Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

Với những biện pháp quyết liệt, đồng bộ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã đạt được những hiệu quả thiết thực. Cụ thể, năm 2019, huyện Thanh Trì đã tổ chức 7 lớp đào tạo nghề cho 245 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp có 5 lớp với 175 học viên gồm các nghề: May công nghiệp và pha chế đồ uống; nghề nông nghiệp có 02 lớp với 70 học viên học các nghề: trồng cây ăn quả và chăn nuôi thú y.

Đáng nói, số người lao động có việc làm sau đào tạo nghề của huyện Thanh Trì chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể, nghề phi nông nghiệp có 147/175 người có việc làm chiếm 84%; nghề nông nghiệp có 70/70 người có việc làm chiếm tỷ lệ 100%. Nhìn chung, các học viên đều ổn định việc làm sau khi học nghề với mức thu nhập bình quân đạt từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2020, huyện Thanh Trì cũng đã xây dựng Kế hoạch và giao phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát và lập danh sách người lao động có nhu cầu học nghề với 70 người có nhu cầu học nghề nông nghiệp; 105 người có nhu cầu học nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, thực hiện giãn cách xã hội và một số lý do khác nên huyện Thanh Trì chưa tổ chức được các láp đào tạo nghề cho người lao động.

Đại diện huyện Thanh Trì khẳng định, thời gian tới, Huyện sẽ tiếp tục quan tâm,chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, phấn đấu đạt mục tiêu tổ chức đào tạo nghề cho 175 lao động trong năm 2020 và sau khi học nghề, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Nhân dịp đoàn kiểm tra về làm việc, huyện Thanh Trì cũng kiến nghị Liên Sở Tài Chính- Lao động- Thương binh và Xã hội sớm có văn bản hướng dẫn các huyện trong việc thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối ới các đơn vị dạy nghề theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Khánh Hòa: Giao KPI công việc cho cán bộ, công chức, viên chức

Khánh Hòa: Giao KPI công việc cho cán bộ, công chức, viên chức

Theo ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, việc triển khai phần mềm đo lường, đánh giá hiệu quả công việc (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức là bước đột phá nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. Sau thời gian thí điểm, sẽ chính thức áp dụng KPI trong toàn bộ cơ quan trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/4/ tới đây.
Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

Có hiệu lực từ 1/1/2025, với những khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Luật Thủ đô được kỳ vọng sẽ tạo ra "cú hích" trong cơ chế thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân cho Thủ đô thời gian tới, đưa Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.
Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

Ngày 9/8/2024, Amway Việt Nam - Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp, vinh dự lần thứ 5 nhận giải thưởng “HR Asia - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024” do tạp chí HR Asia bình chọn. Đây là minh chứng cho những nỗ lực thành công xây dựng môi trường làm việc “Khỏe mạnh và Hạnh phúc” tại Amway Việt Nam, theo định hướng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Amway toàn cầu, hướng đến sứ mệnh giúp cho mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn.
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý II/2024. Đáng chú ý, quanh cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều người giỏi và Bộ cùng các ngành liên quan đã có nhiều giải pháp khuyến khích các sáng chế.
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng chừng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

Sáng nay, 14/12, tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023.
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một trong những điểm nghẽn của nền kinh tế đất nước hiện nay nói chung, Hà Nội nói riêng chính là năng suất lao động vẫn khá thấp. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu từ khâu tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, tay nghề là vấn đề quan trọng.
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức năm 2023, căn cứ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự  nỗ lực thực chất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất

Để giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ.
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phản ánh việc thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp… Để khắc phục tình trạng này rất cần sự gắn kết chặt chẽ giữa trường nghề với doanh nghiệp để đào tạo được lực lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động