Lấy kết quả thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức
Bộ Nội vụ đang xây dựng Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua vào kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Theo Tờ trình của cơ quan soạn thảo, Hiến pháp năm 2013 và các luật ban hành sau Hiến pháp 2013 đã có nhiều quy định mới liên quan đến quyền làm chủ và quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội của nhân dân. Đồng thời với kết quả đạt được, thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu hoàn thiện.
Các cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thay cho Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 thì tên gọi của dự án Luật được xác định là Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, có nhiều ý kiến cho rằng việc giới hạn tên gọi và phạm vi điều chỉnh ở xã, phường, thị trấn là chưa bao quát toàn bộ nội dung của Chỉ thị số 30-CT/TW, chưa phù hợp với nội dung giao việc tại Kết luận số 120-KL/TW và Thông báo số 160-TB/TW của Bộ Chính trị.
![]() |
Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, UBND phường Văn Miếu với người dân - một hình thức thực hiên dân chủ ở cơ sở |
Bộ Nội vụ đề nghị đổi tên dự án “Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” thành dự án “Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở”. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật bao gồm các quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở, Dự thảo Luật đã bổ sung các điểm mới như: Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó bổ sung quyền được ủy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đồng thời, Dự thảo Luật cũng mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã phù hợp với quy định của Luật Tiếp cận thông tin; đa dạng hóa hình thức công khai thông tin ở cấp xã; mở rộng dân chủ trực tiếp tại cấp xã theo hướng bổ sung các vấn đề nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; quy định về sáng kiến đề xuất của nhân dân; bổ sung quy định về trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân, ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trong quá trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành các quyết định hành chính bất lợi cho công dân hoặc liên quan đến lợi ích của cộng đồng…
Về thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Dự thảo Luật bổ sung hình thức công khai thông tin là thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng trên cổng/trang thông tin của cơ quan, đơn vị; bổ sung hình thức kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Về thực hiện dân chủ tại cơ sở sử dụng lao động, Dự thảo Luật quy định người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội, từ thiện tại doanh nghiệp; bổ sung một số nội dung hiện đang được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (hình thức quyết định, kiểm tra, giám sát; một số nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát...).
Đáng quan tâm, Dự thảo Luật quy định kết quả thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị là căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau
Tin mới 18/04/2025 06:24

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả
Tin mới 17/04/2025 20:51