Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

(LĐTĐ) "Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương cần thấm nhuần quan điểm của Đảng là phát huy giá trị con người Việt Nam, lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật". Đây là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022, diễn ra sáng nay (21/12) tại Hà Nội với điểm cầu 63 tỉnh, thành.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022

Đánh giá lại những thách thức, khó khăn và những kết quả nổi bật của nước ta trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, trong thành tích chung của cả nước, có sự đóng góp tích cực, quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo (Ảnh: CP)

Bộ Tư pháp đã chủ động, tích cực cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành những chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là việc phòng, chống dịch; tập trung tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để thúc đẩy khôi phục sản xuất, kinh doanh, kinh tế - xã hội cũng như các vấn đề luật pháp có vướng mắc ở tất cả các lĩnh vực; tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam, nâng hạng về cải cách chất lượng các quy định của pháp luật.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những kết quả mà Bộ Tư pháp và ngành Tư pháp đã đạt được trong năm 2021. Theo Thủ tướng, để đạt được thành quả như trên thì có 3 nguyên nhân cơ bản. Đó là, Bộ Tư pháp chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng; toàn ngành đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vươn lên, nhất là sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp; có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số bất cập, hạn chế mà Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cần khắc phục trong thời gian tới. Đó là chất lượng xây dựng văn bản còn những mặt hạn chế; tiến độ thực hiện công việc ở một số công việc còn chậm; đầu tư về nguồn lực chưa tương xứng với yêu cầu đột phá; một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thực sự coi trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác xây dựng và thực thi pháp luật ở một số nơi, một số lúc còn chưa đúng tầm.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật
Toàn cảnh hội nghị.

Theo Thủ tướng, năm 2022 là năm bản lề thúc đẩy thực hiện các nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đòi hỏi của nhân dân, của thực tiễn về môi trường pháp lý cũng cao hơn. Vì vậy, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế; thấm nhuần quan điểm của Đảng là phát huy giá trị con người Việt Nam, lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật.

Thủ tướng nhấn mạnh, mọi chính sách phải hướng đến người dân, doanh nghiệp; phải lường hết tác động, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp khi xây dựng chính sách, pháp luật, vì mục tiêu cao quý cuối cùng của Đảng ta là vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, bám sát tình hình thực tiễn để xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật trên tinh thần vừa làm vừa hoàn thiện, không cầu toàn, không nóng vội, trước mắt là tháo gỡ những nút thắt về thể chế. Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của cơ quan cấp trên, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, đi đôi với đổi mới sáng tạo để xây dựng, hoàn thiện, phổ biến, thực thi, giám sát việc thực thi pháp luật.

Cùng với đó, cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác xây dựng thể chế, coi đây là đầu tư cho phát triển. Trong đó đầu tư cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư cơ sở vật chất; đầu tư tài chính; chế độ, chính sách cho người làm pháp luật ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ và cân đối với các ngành, nghề khác.

Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cần đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống. Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật
Thủ tướng trao Huân chương Lao động các cấp, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân.

Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chủ động đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế; đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết.

Bộ Tư pháp cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tranh thủ trí tuệ của các nhà khoa học, chuyên gia, các hội, tổ chức chính trị - xã hội, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng pháp luật

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, với truyền thống vẻ vang, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ năm 2022 mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân giao phó, đóng góp ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Huân chương Lao động các cấp và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác tư pháp và các phong trào thi đua.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động