Lấy ý kiến người dân về tổ chức giao thông trên tuyến xe buýt nhanh BRT

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết đang nghiên cứu phương án để đảm bảo phát huy hết làn đường ưu tiên hiện có của buýt nhanh BRT. Về công tác tổ chức giao thông trên tuyến, Sở sẽ lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và quan trọng nhất là được sự đồng tình cao của nhân dân trước khi thực hiện.
Hà Nội: Bắt đầu cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu mới Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ trong quý II năm 2022

6 tháng đầu năm, nộp ngân sách Thành phố trên 20 tỷ đồng từ hoạt động thu phí đỗ xe

Chiều 1/7, tại buổi họp báo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, phóng viên đã nêu vấn đề thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố năm 2021 lỗ 8 tỷ đồng trong công tác tổ chức thu phí đỗ xe theo giờ tại 20 tuyến phố. Tại Hà Nội hiệu quả hoạt động của các điểm trông giữ xe dưới lòng đường, trên vỉa hè như thế nào? Cơ quan quản lý có giải pháp thanh kiểm tra gì để tránh thất thoát nguồn thu hay không?

Trả lời vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, căn cứ Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 5/3/2018 của UBND thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe trên các tuyến đường thuộc Thành phố quản lý; UBND quận, huyện, thị xã cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe trên các tuyến đường do UBND quận, huyện, thị xã quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để đỗ xe trên địa bàn quản lý.

Lấy ý kiến người dân về tổ chức giao thông trên tuyến xe buýt nhanh BRT
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo phát biểu tại cuộc họp báo.

Đơn vị tổ chức cấp phép (Sở Giao thông Vận tải, UBND quận, huyện, thị xã) sẽ thực hiện thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để trông, giữ xe đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép; Mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố theo theo quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và nộp 100% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước.

Tổ chức, cá nhân được cấp phép tổ chức thực hiện việc trông, giữ xe và thu giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND Thành phố về việc Ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo các quy định trên, thành phố Hà Nội không phải bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để tổ chức công tác trông, giữ xe và thu phí, ngược lại còn thu được một khoản phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để trông, giữ xe hàng năm. Hiện nay, Sở Giao thông Vận tải đã cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để trông, giữ xe cho 31 đơn vị với diện tích 31.705m2 trên 134 tuyến đường, phố.

Năm 2021 Sở Giao thông vận tải đã thu phí và nộp ngân sách Thành phố trên 46 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2022 đã thu phí và nộp ngân sách Thành phố trên 20 tỷ đồng. Đối với UBND quận, huyện, thị xã đã có 12/30 quận, huyện, thị xã tổ chức cấp phép trông, giữ xe thuộc thẩm quyền với tổng diện tích cấp phép là 91.930m2, đã thu phí và nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.

Để tăng cường thu, tránh thất thoát nguồn thu, Sở Giao thông Vận tải đã giao cho Thanh tra giao thông vận tải xây dựng kế hoạch hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Công an thành phố, Sở Tài chính, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động trông, giữ xe trên địa bàn thành phố như: Hành vi trông, giữ xe quá diện tích; Trông, giữ xe trái phép, không phép… theo thẩm quyền để tránh thất thoát nguồn thu.

Sở Tài chính được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi thu sai giá dịch vụ trông giữ xe theo quy định tại Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND Thành phố đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép, để tránh thất thoát nguồn thu. UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong phạm vi thẩm quyền và theo các quy định hiện hành.

Nghiên cứu phương án phát huy ưu tiên hiện có của làn đường BRT

Cũng tại buổi họp báo, một số phóng viên nêu câu hỏi: "Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất cho xe buýt và các loại xe đi vào làn buýt BRT, quan điểm của UBND thành phố Hà Nội về đề xuất này như thế nào và Thành phố có chủ trương phát triển loại hình buýt BRT trong thời gian tới không trước nhiều ý kiến loại hình này hoạt động không hiệu quả?".

Lấy ý kiến người dân về tổ chức giao thông trên tuyến xe buýt nhanh BRT
Toàn cảnh cuộc họp.

Trả lời nội dung này, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, tuyến xe buýt nhanh BRT là tuyến đầu tiên của thành phố Hà Nội triển khai thí điểm, tuyến này chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2017, có chiều dài hơn 14km.

Đây là tuyến có làn đường dành riêng, với tần suất khai thác từ 3,5 - 15 phút/lượt trong ngày thường và từ 7 - 15 phút/lượt vào ngày chủ nhật, hoạt động từ 5h sáng đến 22h đêm.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng cho biết, lộ trình tuyến BRT đi qua hầu hết các tuyến đường là trục chính có mật độ tham gia giao thông cao như đường Lê Trọng Tấn, đường Lê Văn Lương, đường Tố Hữu. Đặc biệt là vào những giờ cao điểm nên đôi khi xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông trên tuyến.

"Sở Giao thông Vận tải đang nghiên cứu phương án để đảm bảo phát huy hết làn đường ưu tiên hiện có của buýt nhanh BRT, đồng thời phù hợp với công tác tổ chức giao thông trên tuyến", Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải nói và khẳng định, phương án cụ thể thì sẽ được lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và quan trọng nhất là được sự đồng tình cao của nhân dân trước khi thực hiện.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động