LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề xuất 10 nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng đề xuất sửa tên Luật Công đoàn hiện nay thành “Luật Công đoàn Việt Nam” nhằm khẳng định cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Bên cạnh đó, đơn vị đề xuất xem xét bổ sung thêm đối tượng kết nạp đoàn viên là lao động người nước ngoài vào tổ chức Công đoàn; việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ Công đoàn cơ sở phải có ý kiến của tập thể Ban Thường vụ cấp trên trực tiếp cơ sở,...
LĐLĐ Đà Nẵng tổng kết 10 năm thực hiện Luật Công đoàn năm 2012 LĐLĐ Đà Nẵng: Tôn vinh doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống người lao động
LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề xuất 10 nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012
Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Công đoàn năm 2012. (Ảnh: Văn Luận)

Mới đây, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Công đoàn năm 2012.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Lê Văn Đại thay mặt cho LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề xuất 10 nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012.

Thứ nhất, ông Lê Văn Đại đề xuất, cần định vị địa vị của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong Luật Công đoàn sửa đổi lần này. Cụ thể, để phù hợp với điều kiện mới cần sửa tên Luật Công đoàn hiện nay thành “Luật Công đoàn Việt Nam”.

"Việc sửa tên Luật Công đoàn hiện nay thành “Luật Công đoàn Việt Nam” nhằm khẳng định cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đề nghị Luật Công đoàn sửa đổi lần này phải quy định cụ thể trong luật các điều khoản, không viện dẫn theo Điều lệ Công đoàn. Vì các doanh nghiệp FDI chỉ chấp hành Luật", Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng ý kiến.

Thứ hai, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công đoàn có 3 chức năng “đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do đó, đề nghị Luật cần quy định rõ nội dung, nội hàm của từng chức năng và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Thứ ba, ông Lê Văn Đại đề xuất, Luật cần cụ thể hóa một số quy định những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 8 của Luật Công đoàn năm 2012 trước xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Việt Nam tham gia, thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP EVFTA,...) thì cần bổ sung một số hành vi nghiêm cấm khác và sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp.

Cụ thể, cần khái niệm, giải thích rõ từ ngữ về các hành vi bị nghiêm cấm để làm căn cứ, cơ sở xử lý khi có vi phạm. Đồng thời, quy định về chế tài xử lý khi vi phạm các hành vi nghiêm cấm và cần hình sự hóa một số hành vi lợi dụng quyền Công đoàn gây mất an ninh quốc gia, an ninh công nhân.

Cần bổ sung nghiêm cấm người sử dụng lao động dùng các biện pháp kinh tế, vị trí việc làm, thỏa thuận thu nhập để gây sức ép buộc người lao động tham gia vào các tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, bên cạnh việc quy định cấm đối với người sử dụng lao động thì cần có điều khoản cấm đối với tổ chức Công đoàn, đoàn viên.

LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề xuất 10 nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Lê Văn Đại thay mặt cho LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề xuất 10 nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012. (Ảnh: Văn Luận)

Thứ tư, để thực hiện quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn trong thời gian đến đạt kết quả, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì Luật cần sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, đối tượng áp dụng cần mở rộng để tập hợp lao động ở khu vực phi chính thức, khu vực không có quan hệ lao động, người lao động tự do không có trong một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cụ thể theo Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, thị trường lao động sẽ dịch chuyển giữa các quốc gia, đề nghị cần xem xét bổ sung thêm đối tượng kết nạp đoàn viên là lao động người nước ngoài vào tổ chức Công đoàn.

Bên cạnh đó, Luật cần quy định cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành lập đi vào hoạt động sau 1 tháng phải thông báo tổ chức công đoàn trên địa bàn tiếp cận vận động, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS).

Đồng thời, bổ sung vấn đề gia nhập vào hệ thống Công đoàn Việt Nam của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đó sẽ trở thành tổ chức CĐCS, hoạt động theo pháp luật, Luật Công đoàn Việt Nam và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Thứ năm, ông Lê Văn Đại đề xuất, cần xem xét, thể chế hóa quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy và hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam theo hướng pháp luật hóa các quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy và hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam.

Thứ sáu, đối với Khoản 2, Điều 25 về bảo đảm cho cán bộ Công đoàn, Luật Công đoàn cần điều chỉnh, sửa đổi với điều này. Cụ thể, đối với cán bộ CĐCS do Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận, vì vậy việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ CĐCS phải có ý kiến của tập thể Ban Thường vụ cấp trên trực tiếp cơ sở.

Thứ bảy, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng cho rằng, cần duy trì 2% kinh phí công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn để đảm bảo nguồn lực cho tổ chức Công đoàn thực hiện nhiệm vụ, đồng thời để có nguồn cho CĐCS chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động. Luật cũng cần quy định rõ phương thức thực hiện trích nộp, tỷ lệ phân phối giữa các cấp công đoàn theo hướng 75% kinh phí cho CĐCS hoạt động.

Bên cạnh đó, cần quy định chế tài xử lý đối với các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng kinh phí công đoàn. Cần bổ sung quy định để tổ chức Công đoàn khởi kiện đòi nợ kinh phí công đoàn cho đoàn viên, người lao động. Vấn đề miễn, giảm kinh phí công đoàn trong các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan.

Thứ tám, Luật Công đoàn cần sửa đổi quy định theo hướng giảm các quyền, nhiệm vụ cho CĐCS và giao các nhiệm vụ đại diện khởi kiện, giải quyết tranh chấp lao động, can thiệp bảo vệ quyền lợi người lao động cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Thứ chín, ông Lê Văn Đại ý kiến, cần quy định cụ thể quyền khởi kiện của tổ chức Công đoàn để đòi quyền lợi cho người lao động. Đề nghị sửa các luật liên quan như Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Bảo hiểm để Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện khởi kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi về bảo hiểm cho người lao động.

Cuối cùng, cần quy định bổ sung trách nhiệm của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đối với tổ chức Công đoàn về đảm bảo điều kiện làm việc, thời gian, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Văn Luận

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động