Lễ Vu Lan nhớ về một thuở nhuộm răng, ăn trầu

Cách đây khoảng hơn nửa thế kỷ về trước tại miền Bắc, trầu cau là thứ không thể thiếu trong các sự kiện trọng đại như lễ hội, cưới hỏi, ma chay... Người miền Bắc, đặc biệt là các cụ già còn có thói quen nhuộm răng, ăn trầu. “Răng đen ai nhuộm cho mình/Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say”.
Hàng nghìn phật tử đổ về chùa Ngọa Vân dự lễ Vu Lan Làng vàng mã Phúc Am nhộn nhịp dịp lễ Vu Lan

Trước tiên, về tục nhuộm răng, đã có từ rất lâu đời, nhưng chỉ thông dụng ở miền Trung và miền Bắc. Kinh đô Huế được coi là nơi cực thịnh của nghệ thuật nhuộm răng. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, ở các thành thị lớn của Việt Nam, tục ăn trầu và nhuộm răng suy yếu, dần dần theo thời gian phong tục cũng biến mất.

Lễ Vu Lan nhớ về một thuở nhuộm răng, ăn trầu
Ảnh minh họa

Theo quan niệm thẩm mỹ xưa, hàm răng đen được coi là chuẩn mực của cái đẹp, không chỉ riêng đối với phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng vậy, tuy ở nam giới ít hơn. Người xưa tôn vinh răng đen là nét đẹp không thể thiếu của người phụ nữ. Nó được đánh giá, coi trọng cũng tương đương với quan niệm giữ gìn sự trong trắng của người con gái Việt, và được xếp thứ 4 trong 10 chuẩn mực đo nét duyên của người con gái: “Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua”.

Không chỉ là chuẩn mực của cái đẹp, lúc bấy giờ tục nhuộm răng đen trở nên phổ biến đến nỗi được coi là chuẩn mực đạo đức. Nếu như không làm sẽ bị xem là đi ngược với tập tục và không được đón nhận. Những người không nhuộm răng thì không được đến cưới hỏi. Đặc biệt vào các dịp lễ, Tết hay những ngày vui trọng đại như lễ hỏi, lễ cưới, họ phải nhuộm răng lại cho đen mới để tham dự.

Quy trình để nhuộm răng đen cũng vô cùng công phu, cầu kỳ và phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là phải làm sạch răng, thường kéo dài 3-5 ngày. Sau mỗi bữa ăn, người nhuộm răng phải đánh sạch răng bằng vỏ cau khô, có nơi còn dùng bột than củi. Sau đó xúc miệng kỹ bằng nước chanh hoặc dấm. Giai đoạn tiếp theo là nhuộm răng đỏ. Cục cánh kiến mua ở chợ được tán nhỏ ra thành bột, đổ rượu vào quấy cho sánh, sau đó phết lên mảnh lá chuối hoặc lá dừa, lá cau cắt miếng dài bằng hàm răng. Tối đi ngủ ấp mảnh lá chuối cánh kiến vào hai hàm rồi mím miệng lại. Cứ thế đến khi có hàm răng đỏ bóng, lên màu cánh gián ưng ý thì mới nhuộm răng đen. Lúc này vẫn dùng bột cánh kiến, nhưng hòa với phèn đen, quế chi, đinh hương, vỏ lựu khô đã được tán nhỏ thành bột, cho lên chảo quấy đều với dấm thanh. Cuối cùng là chiết răng để giữ màu đen cho răng. Người ta lấy gáo dừa già đã phơi khô để lên con dao rồi đốt cho gáo dừa chảy ra thứ nhựa đen sền sệt, rồi lấy nhựa đó phết vào răng, khi đó răng sẽ có màu đen bóng và lâu phai.

Để có được hàm răng đen đẹp, người nhuộm răng không chỉ phải trải qua những công đoạn phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức mà còn phải chịu đau đớn về thể xác: “Ả nào cũng gầy đi vì nhuộm răng. Bởi đêm đã vất vả thế, ăn uống lại phải kiêng, tránh nhai, sợ nhạt thuốc, cứ húp cháo hoa hai ba phiên dài dài..” (Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài).

Giống như tục nhuộm răng, tục ăn trầu của Việt Nam cũng xuất hiện từ lâu đời, đi vào đời sống vật chất và tinh thần, trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của truyền thống văn hóa, của tập quán dân tộc, của tình nghĩa thủy chung son sắt giữa người với người.

Người xưa có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu dùng để mời khách đến chơi nhà. Miếng trầu xuất hiện hầu như ở mọi mặt đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Từ mâm cỗ cúng gia tiên đến Lễ Tết, cưới hỏi. Miếng trầu còn tượng trưng cho tình yêu lứa đôi. Mâm lễ nhà trai đưa sang để thưa chuyện nhà gái, không thể thiếu được lá trầu, quả cau: “Miếng trầu ăn kết làm đôi/ Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng/Trầu xanh, cau trắng, chay hồng/Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”.

Nguyên liệu ăn trầu cau gồm lá trầu (lá màu xanh sẫm bóng, có các gân nổi rõ ở mặt bên dưới), quả cau (màu xanh ánh vàng, hình nón, kích thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, bên trong lốm đốm) và ít vôi (loại vôi tôi để lâu, nhão, màu trắng hoặc màu hồng). Lá trầu và cau sẽ được cất trong cơi trầu làm bằng đồng, vôi thì đặt trong bình vôi. Cau được chọn phải là cau tươi hoặc cau khô được bổ ra làm sáu miếng nhỏ. Tiếp đến, người ta sẽ dùng chìa vôi để quét vôi lên lá trầu, gấp lại rồi lấy một miếng cau vào miệng nhai nát hỗn hợp 3 món này.

Trong đời sống hằng ngày, người ta ăn trầu theo một cách đơn giản. Thế nhưng, vào những dịp quan trọng như đám cưới, đám hỏi, lễ hội thì miếng trầu sẽ được xếp cầu kỳ hơn và cách têm đó gọi là têm trầu cánh phượng. Vẫn là những nguyên liệu lá trầu, cau và vôi nhưng những món đó lại được sắp xếp với hình dáng cầu kỳ, kiểu cách. Điều này vừa thể hiện sự sang trọng của trầu cau trong các dịp lễ, lại vừa nói lên sự khéo léo của những người phụ nữ Kinh Bắc xưa.

Cho tới ngày nay, tục nhuộm răng đã bị phá bỏ và tục ăn trầu, mời trầu cũng ít phổ biến như xưa. Tuy vậy nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết, cúng giỗ, cưới hỏi, kết thân. Và hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa với hàm răng đen bóng, môi đỏ vì nhai trầu sẽ mãi là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc ta. Nhân lễ Vu Lan lại nhớ về một thuở nhuộm răng, ăn trầu để nhớ nét đẹp văn hóa của tổ tiên./.

P.Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động