Lên Sơn Tây ngắm Sâm Bố Chính bung hoa giữa mùa Xuân bình yên
Trên đồng sâm Bố Chính tiền tỷ
Những ngày cuối năm, chúng tôi ngược về nơi trồng sâm Bố Chính lớn bậc nhất miền Bắc nằm ở xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Trên cánh đồng sâm bạt ngàn hoa buổi sớm, hàng chục công nhân đang hối hả thu hoạch hoa sao cho nhanh nhất để đảm bảo độ tươi và chuyển đến cơ sở sơ chế.
Nhắc chuyện mang sâm Bố Chính thay cho đồi sắn, đồi ngô, bà Uông Tuyết Nhung - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm cho biết: Nhận thấy nhu cầu về sử dụng dược liệu để chế biến các thực phẩm chức năng phục vụ nâng cao sức khỏe của người dân ngày càng cao, năm 2020 Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm đã đưa sâm Bố Chính về trồng trên những thửa ruộng vốn chỉ trồng ngô, trồng sắn cho hiệu quả thấp.
Việc phát triển dược liệu hữu cơ bên cạnh tạo ra những đột phá về giá trị kinh tế còn mở cơ hội mới trên đất gò đồi. Ảnh: Giang Nam |
Để thực hiện mô hình, Hợp tác xã đã thuê 5 ha đất của hơn 100 hộ nông dân thuộc thôn Vị Thủy, xã Thanh Mỹ. Điểm nhấn đáng chú ý, hiện mô hình được Hợp tác xã sản xuất theo quy trình hữu cơ; có ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu như: Hệ thống tưới nước tự động và ươm giống...
Theo tìm hiểu, dược tính sâm Bố Chính được cho là tương đương nhân sâm Hàn Quốc. Sâm Bố Chính có vị ngọt, tính mát. Đây được xem là cây dược liệu quý, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có khả năng phòng và điều trị được rất nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, ho, viêm phế quản, nóng số… Loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc. Theo bà Uông Tuyết Nhung, thời gian trồng sâm bắt đầu vào mùa Xuân. Cây sâm trồng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 sẽ cho thu hoa.
Bằng nhiều cố gắng và nỗ lực, đến nay, cả cánh đồng rộng 5 ha ở xã Thanh Mỹ được phủ kín màu của hoa sâm. Hiện, trung bình mỗi ngày, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm thu hái khoảng 200-300 kg hoa sâm Bố Chính tươi đem sấy lạnh hoặc để chế biến thành trà sâm. Ngoài ra, đơn vị còn chế biến ra 15 loại sản phẩm khác nhau từ hoa, lá, thân và củ sâm như mỹ phẩm dưỡng da, tinh bột hoa sâm nano, tinh bột nhân sâm nano, sâm tươi…
Triển vọng phát triển
Ông Lê Văn Long - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Mỹ cho biết, vùng đất này trước đây người dân dùng để trồng sắn, hiệu quả kinh tế thấp. Để triển khai được mô hình, năm 2020, Ủy ban nhân dân xã Thanh Mỹ phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm vận động người dân cho thuê đất. Hiện tại, Hợp tác xã đang tạo việc làm cho khoảng 20-30 lao động địa phương. Mô hình bước đầu được đánh giá tốt.
Sâm Bố Chính được phát hiện đầu tiên ở châu Bố Chính (nay là vùng Bố Trạch, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cách đây khoảng 300 năm trước và được đặt tên theo địa danh. Sâm Bố Chính từng là một sản vật quý của người dân nơi đây dùng để tiến cúng cho các vị vua triều Nguyễn. Theo biến thiên của lịch sử, giống sâm quý dần thu hẹp, cho đến 3 - 4 năm gần đây mới được một số cá nhân phục hồi lại. |
“Xã Thanh Mỹ đang phấn đấu hoàn thành nông thôn mới nâng cao. Vì vậy, mô hình cho hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã”, ông Lê Văn Long nhấn mạnh.
Được biết, với mức giá Hợp tác xã thuê của bà con là 1,5 triệu đồng/sào/năm, tính ra cho thu nhập cao hơn cả cây ngô, cây sắn nên được nông dân địa phương đồng tình. Không chỉ dừng lại ở đó, trồng sâm còn tạo công ăn việc làm cho 30 lao động thường xuyên người địa phương với mức lương ổn định hàng tháng.
Theo bà Uông Hồng Nhung, đây là vụ sâm đầu tiên Hợp tác xã trồng trên đất Thanh Mỹ. Nếu mô hình thành công, các năm sau, Hợp tác xã sẽ vận động bà con có đất nông nghiệp chủ động trồng sâm Bố Chính. Hợp tác xã sẽ hỗ trợ bà con về mặt kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Cây sâm chắc chắn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng ngô, sắn, giúp người dân có thu nhập tốt hơn.
Được chứng kiến vườn sâm quý trên đất gò đồi, mắt thấy, tai nghe về loại “quốc bảo” của Việt Nam đang thích nghi rất tốt tại miền Bắc, tôi càng thêm hy vọng những kết quả từ mô hình này sẽ mở ra cơ hội lớn để phát triển sâm Bố Chính. Thành công bước đầu của mô hình trồng sâm Bố Chính tại Thanh Mỹ đang mở ra hướng phát triển nông nghiệp mới cho thị xã Sơn Tây. Đây là mô hình mới với sản phẩm nông nghiệp được bảo quản, chế biến bằng công nghệ cao, có sự hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho nông dân về phát triển kinh tế tập thể.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24