Liên hoan phim quốc tế Busan: Phim Việt bao giờ mới thôi “thử sức”?
Kỳ 1: Nên có cơ chế ưu đãi cho phim Việt? | |
Vì sao phim Việt chưa thể tranh Cành cọ vàng? |
Liên hoan phim quốc tế Busan, được coi là một trong những “Đại hội điện ảnh” quan trọng nhất tại Châu Á, được tổ chức hàng năm tại Hàn Quốc. Tại Liên hoan phim lần thứ nhất năm 1996 chỉ có 31 quốc gia tham dự, đến năm 2018 đã có tới 79 nước tham gia. Hằng năm, Liên hoan phim Busan thường giới thiệu khoảng trên dưới 300 phim được tuyển chọn, phản ánh bức tranh toàn cảnh của điện ảnh Châu Á đương đại.
Hạng mục giải thưởng quan trọng nhất tại Liên hoan phim là “Xu hướng mới”. Đây là hạng mục tranh giải chính của Liên hoan nhằm trao giải cho 2 phim là phim đầu tay hoặc phim thứ 2 của các đạo diễn Châu Á mới. Bên cạnh đó, hạng mục “Cửa sổ điện ảnh Châu Á” cũng được xem là hạng mục quan trọng về số lượng và giá trị khi tuyển chọn những bộ phim mới, hay và nổi bật nhất của các nhà làm phim tài năng đến từ khắp Châu Á.
Phim “Thưa mẹ con đi” |
Một điểm đáng chú ý nữa tại Liên hoan phim quốc tế Busan là Thị trường dự án. Hàng năm, các dự án phim xuất sắc nhất từ các nhà làm phim Châu Á sẽ được lựa chọn đến thị trường này. Tại đây, các nhà làm phim có cơ hội gặp các nhà đầu tư, đối tác, nhà sản xuất, nhà tuyển phim từ khắp nơi trên thế giới, qua đó dự án sẽ tìm được nhà đồng sản xuất, tài chính hoặc truyền thông cho dự án phim. Thị trường dự án được dựa trên kịch bản phim, ý đồ nghệ thuật, độ khả thi của dự án, năng lực đạo diễn và nhà sản xuất để chọn ra 30 dự án tốt nhất từ khắp châu Á.
Là “vị khách quen thuộc” của Busan, Việt Nam đã từng tham gia những bộ phim độc lập như “Đó hay đây, “Cánh đồng bất tận”, “Áo lụa Hà Đông” nhưng không gây được ấn tượng. Năm 2014 có nhiều đạo diễn trẻ chuyển xu hướng mang dự án phim tới Busan như “Đập cánh giữa không trung”, “Bi! Đừng sợ”, “Mùa len trâu”. Tiếp đó, năm 2015 cũng có 2 dự án được lựa chọn đến là “Cha Cha Cha” của đạo diễn trẻ Đỗ Quốc Trung và “Thằng Ròm” của Trần Dũng Thanh Huy.
Thế nhưng phải kể đến năm 2016, phim Việt mới chính thức ra quân tại Busan với “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” của đạo, nhà sản xuất diễn Ngô Thanh Vân, và “Thành phố những tấm gương” của nhà làm phim độc lập Trương Minh Quý tra tài tại hạng mục “Cửa sổ điện ảnh Châu Á”. Trong đó, "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" được Liên hoan phim quốc tế Busan đề cử trong hạng mục dành riêng cho những tác phẩm điện ảnh mới và được đánh giá cao của các nhà làm phim tài năng của Châu Á cũng như đại diện cho các xu thế của điện ảnh tại châu lục này.
Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 24 (2019) sẽ diễn ra từ ngày 3/10 đến 12/10 tại thành phố Busan (Hàn Quốc). Việt Nam có 5 phim độc lập, 2 phim ngắn tham dự các hạng mục quan trọng của Liên hoan phim và 3 phim tham gia Thị trườngdự án. |
Ông Kim Ji-seok, Giám đốc Nội dung của Liên hoan phim quốc tế Busan đã viết cảm nghĩ về phim "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" khi lựa chọn bộ phim này: “Bộ phim có thể được đánh giá là một trong những bước tiến đầu tiên quan trọng để những bộ phim của Việt Nam có thể vươn ra thị trường điện ảnh thế giới. Bộ phim này có đủ chất lượng và thực sự đáng chú ý, để có khả năng đáp ứng được nhu cầu giải trí không chỉ của khán giả Việt Nam mà cả với khán giả thế giới ở bên ngoài quốc gia của các bạn”. "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" tuy chưa đạt được giải thưởng quan trọng nhưng cũng được an ủi bởi Giải thưởng “Ngôi sao mới” dành cho nam diễn viên Isaac. Năm 2017, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân tiếp tục mang bộ phim đình đám “Cô Ba Sài Gòn” tới Busan, dù vẫn trắng tay với các giải thưởng cho phim, nhưng ở hạng mục Gương mặt Châu Á, nữ diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc đã được xướng tên.
Liên hoan phim Busan lần thứ 24 được tổ chức đầu tháng 10 tới được coi là sự ra mắt rầm rộ chưa từng có của phim Việt. 5 phim: “Ròm”, “Thưa mẹ con đi”, “Anh trai yêu quái”, “Bắc kim thang” và “Bí mật của gió” đồng loạt ra quân. Trong khi “Ròm” tranh giải “Xu hướng mới” thì các phim còn lại sẽ trình chiếu ở hạng mục “Cửa sổ điện ảnh Châu Á”. Ngoài ra còn có hai phim ngắn là “Ngọt, mặn” của đạo diễn Dương Diệu Linh và “Hãy tỉnh thức và sẵn sàng” của Phạm Thiên Ân.
Bộ phim “Ròm” của đạo diễn Trần Thanh Huy - được phát triển từ phim ngắn “16h30” của chính tác giả - từng được trình chiếu ở Liên hoan phim Cannes 2013. Việc “Ròm” tranh giải “Xu hướng mới” là tin vui với điện ảnh Việt Nam nói chung và điện ảnh độc lập nói riêng. Nhiều người kỳ vọng phim sẽ làm nên chuyện ở liên hoan phim Busan 2019.
Một điểm sáng khác của điện ảnh độc lập Việt Nam 2019 phải kể đến “Thưa mẹ con đi” của Trịnh Đình Lê Minh. Phim được trình chiếu trong hạng mục “Cửa sổ điện ảnh Châu Á” và sẽ có lễ ra mắt quốc tế tại Liên hoan phim - hình thức dành cho những phim đã chiếu trong nước, lần đầu chiếu quốc tế. Tại Việt Nam, bộ phim không quá thành công về doanh thu nhưng vẫn gây được ấn tượng, dư âm, tương tự điều “Song Lang” đã làm trong năm 2018.
“Anh trai yêu quái” là phim Việt đầu tiên công bố dự Liên hoan phim Busan năm nay. Bộ phim của đạo diễn Vũ Ngọc Phượng quy tụ dàn diễn viên Kiều Minh Tuấn, Isaac, Diệu Nhi, Phi Phụng. “Anh trai yêu quái” sẽ góp mặt ở “Cửa sổ điện ảnh Châu Á”. Còn “Bắc kim thang” là phim kinh dị của đạo diễn Trần Hữu Tấn theo thể loại kinh dị, lấy cảm hứng từ quan niệm trọng nam khinh nữ của người Á Đông cũng được xem là một luồng gió mới của phim Việt.
Tương tự các phim trên, “Bí mật của gió” của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình sẽ trình chiếu ở hạng mục “Cửa sổ điện ảnh Châu Á” và có lễ ra mắt thế giới ở Liên hoan phim Busan. Đây cũng là một phim mang màu sắc kinh dị, kể về cô sinh viên nghệ thuật tên Linh chuyển đến một ngôi nhà mới, bắt gặp một chàng trai ma và giúp anh lần tìm nguyên nhân cái chết. Phim có dàn diễn viên gồm Khả Ngân, Quốc Anh và Hoàng Yến Chibi.
Sau nhiều năm trắng tay với các giải thưởng tại Busan, Điện ảnh Việt vẫn đang trong tâm thế “thử sức” mình. Nhiều người cho rằng, điện ảnh Việt Nam đang chưa có chỗ đứng trên bản đồ điện ảnh thế giới, thì việc tham gia các liên hoan phim quốc tế là cần thiết. Tuy nhiên, mang phim đi dự thi với tâm thế “thử sức” thì sẽ khó giành được kết quả cao. Hy vọng năm 2019 sẽ là một năm chính thức của điện ảnh Việt khi tham gia đấu trường điện ảnh lớn nhất Châu Á với sự đầu tư bài bản. Việc ra quân lần này cho thấy các nhà làm phim trong nước đang ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng, tính nghệ thuật của phim và nghiêm túc tìm kiếm một chỗ đứng trên bản đồ điện ảnh khu vực và thế giới.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII
Điện ảnh 07/11/2024 21:24