"Liều thuốc" nào cho các doanh nghiệp sống an toàn với dịch?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, vắc xin chính là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh sống chung với dịch bệnh.
Huyện Diễn Châu cùng doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19 Tổ An toàn Covid-19: Lá chắn bảo vệ "vùng xanh" doanh nghiệp Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản "thở oxy"

Ngày 10/9, phiên hiến kế với chủ đề "Giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng và sống chung an toàn với Covid-19", được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã có những ý kiến chia sẻ về các giải pháp cho doanh nghiệp thích nghi với tình hình mới.

Vắc xin là yếu tố sống còn

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP May 10 chia sẻ, trong tình hình hiện nay, nếu như các doanh nghiệp không thể quay lại phục hồi sản xuất sớm, sống chung với dịch thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp rất là cao. Một doanh nghiệp có vài chục nghìn lao động mà “chết” không chỉ là câu chuyện buồn cho nền kinh tế, mà còn cho cả đời sống xã hội khi ảnh hưởng đến an sinh xã hội của người lao động.

Ông Việt cho rằng nhận định sống chung với dịch của Chính phủ đã mở ra một nút gỡ cho cộng đồng doanh nghiệp, cơ hội để hoạt động sản xuất đảm bảo an toàn được hoạt động, nhưng cũng cần phải thực hiện quyết liệt.

“Tôi đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp tự chủ động cách ly F0 nếu có điều kiện, giờ đây chúng ta đã có điều trị F0 tại nhà, sao lại không điều trị F0 tại tổ chức và phòng chống dịch? Ngoài ra là vắc xin, nếu không tiêm vắc xin đầy đủ thì dù Chính phủ có đưa ra câu chuyện sống chung với dịch vẫn sẽ xảy ra tình trạng tắt - mở nền kinh tế”, ông Việt nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, theo dự báo, những hợp đồng theo thời vụ của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ gặp khó khăn trong quý 4/2021 mà còn gặp khó khăn trong quý 1/2022. Nếu Việt Nam có đủ 150 triệu liều vắc xin vào tháng 12/2021, thì hết quý 1/2022, nền kinh tế nước ta mới hết khó khăn. Nếu không có đủ số vắc xin trên, thì nền kinh tế sẽ rất khó khăn.

Các diễn giả tham gia phiên hiến kế với chủ đề "Giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng và sống chung an toàn với Covid-19".

Chính vì vậy, không phải bây giờ mà từ trước đó Chính phủ đã luôn chủ động tìm kiếm vắc xin. Từ tháng 5/2020, Chính phủ đã đặt mua vắc xin, nhưng các đơn vị sản xuất không giao kịp.

“Trước đây nước ta không nằm trong vùng dịch, nên không được ưu tiên. Hiện nay Chính phủ đã thành lập tổ vắc xin để bằng mọi cách tiếp cận được nguồn vắc xin”, ông Kiên nói.

Ông Kiên cũng nhấn mạnh, nếu không có vắc xin nội địa, Việt Nam không tự lực được, các kịch bản khôi phục kinh tế cũng khó thành công.

Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Viết Lượng, Chính ủy Học viện Quân Y cũng cho rằng, nếu sống lâu dài với dịch thì vắc xin là yếu tố sống còn, cần phải phủ vắc xin càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Viết Lượng, lượng vắc xin trên thế giới rất khan hiếm. Trong khi đó hiện nay một số nước đã bắt đầu tiêm mũi 3 cho người dân của họ.Vì vậy, ngoài tiếp cận các vắc xin sẵn có trên thế giới, về lâu dài nhất Việt Nam vẫn là tự chủ vắc xin. Có 2 cách để có thể tự chủ vắc xin là tự nghiên cứu, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

“Muốn có vắc xin nội địa, các chuyên gia, các nhà quản lý hãy xuống với doanh nghiệp để xem họ vướng mắc ở đâu, từ đó có thể hỗ trợ nhanh nhất”, Thiếu tướng Nguyễn Viết Lượng nhấn mạnh.

Xây dựng y tế cơ sở

Ông Vũ Tú Thành - Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa kỳ - Asean cho rằng, nếu Việt Nam không đảm bảo được kỳ vọng của các thị trường trọng yếu thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp bất lợi.

“Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Mỹ sẽ không thể hỗ trợ quốc gia hay thị trường nào đó mà không nhìn thấy hiệu quả mãi được. Việt Nam bắt buộc phải tính đến việc tái hoạt động, không phải sắp tới mà ngay từ bây giờ”, ông Thành nhấn mạnh.

Từ đó, ông Thành cho rằng, để tính đến lộ trình mở cửa an toàn, Chính phủ nên phân loại doanh nghiệp theo năng lực đáp ứng tiêu chí về sản xuất an toàn. Sau đó tập trung nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp bị “đuối” trong bảng xếp hạng, để sau khi mở cửa trở lại các doanh nghiệp sẽ cùng có xuất phát điểm giống nhau, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn. Lúc đó, nền kinh tế mới phát triển ổn định được.

Vắc xin là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp sống an toàn với dịch.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội da giầy và túi xách Việt Nam cũng cho rằng, Chính phủ cần có sự hướng dẫn cụ thể về y tế cho đội ngũ doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống y tế tại chỗ.

“Thường quá trình sản xuất có vướng mắc hay khó khăn nào thì doanh nghiệp chủ động báo cáo ngay với chính quyền, y tế nhưng để chờ y tế cũng mất từ 3 - 5 ngày. Nếu doanh nghiệp được đào tạo, có cơ sở vật chất về y tế thì có thể chủ động ứng phó, doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất”, bà Xuân nói.

Theo TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, việc sống chung với dịch phải thực hiện không để ảnh hướng đến kinh tế, không ảnh hưởng nhiều đến an sinh xã hội. Đặc biệt, phải đáp ứng theo nguy cơ, nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó.

“Ngoài việc Nhà nước đảm bảo phòng chống dịch bệnh nhưng không đứt chuỗi cung ứng; các doanh nghiệp cũng phải có mô hình an toàn, phù hợp để thích ứng tình hình dịch bệnh, trong điều kiện của từng địa phương”, ông Phu nói.

Ứng dụng công nghệ vào thủ tục

Ông Nguyễn Thanh Ngữ - Tổng Giám đốc Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa cho biết chủ trương “sống chung với dịch bệnh” là đúng đắn và cởi mở, nhất là trong bối cảnh không thể hết dịch hoàn toàn.

Các doanh nghiệp cần ổn định để hoạt động, tạo việc làm cho người lao động và duy trì được mạch sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp là tổ chức chuỗi cung ứng, đây là mấu chốt quan trọng nhất để thiết kế và ổn định sản xuất.

Theo ông Ngữ, các doanh nghiệp hiện nay đều đã thích ứng với công nghệ trong tình hình dịch bệnh, vì vậy Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền cũng cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ để có thể xử lý nhanh nhất thủ tục, bỏ những quy định không cần thiết về giấy tờ, thời gian,…

“Doanh nghiệp không thể rơi vào trạng thái ngủ đông, vì chúng ta sẽ đánh mất thị trường và cơ hội kinh doanh”, ông Ngữ nói.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết các cơ quan quản lý Nhà nước đã hết sức lắng nghe và thay đổi ngay khi nhận được phản ánh.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

(LĐTĐ) Tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào ngày 15/11, Vạn Phúc City đã nhận cú đúp giải thưởng khi được vinh danh ở 2 hạng mục là "Best Waterfront Township Development - dự án phát triển khu đô thị ven sông tốt nhất" và "Best Township Masterplan Design - dự án Khu đô thị có thiết kế quy hoạch tốt nhất".
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

(LĐTĐ) Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Hà Nội đã đưa ra những cam kết và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

(LĐTĐ) Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế khuyến cáo, người nộp thuế nên thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai hy vọng, Hiệp hội doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, giới thiệu các đối tác Đức đến tìm hiểu, kinh doanh và đầu tư cũng như các tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa tại tỉnh Đồng Nai.
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

(LĐTĐ) Việc tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tận dụng cơ hội từ FTA mới chỉ diễn ra với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, còn doanh nghiệp nội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tận dụng thời cơ còn hạn chế. Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, theo các chuyên gia, cần thiết có những chương trình hỗ trợ riêng cho từng thị trường, từng hiệp định.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Xem thêm
Phiên bản di động