Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp

(LĐTĐ) Bước vào tuần thứ 3 sau khai giảng năm học 2024 - 2025 nhưng một số trường học tại Hà Nội vẫn ở trong tình trạng ngập úng. Với mong muốn học sinh sớm được đến trường học trực tiếp, nhiều giải pháp linh hoạt đã được lãnh đạo địa phương, đơn vị nhà trường thống nhất thực hiện.
Tặng hơn 1.000 cặp sách cho học sinh vùng lũ huyện Chương Mỹ Tặng 122 nghìn cuốn vở cho học sinh vùng lũ Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Củng cố kiến thức cho học sinh

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão, nước sông Bùi dâng cao trong nhiều ngày khiến Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A, Trường Trung học cơ sở (THCS) Nam Phương Tiến và Trường Mầm non Nam Phương Tiến (khu trung tâm), xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ngập úng kéo dài.

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp
Nước ngập hàng mét dưới sân Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A.

Dự báo tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa biết thời điểm nào nước rút nên lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Chương Mỹ, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện và UBND xã Nam Phương Tiến quyết định tìm giải pháp để học sinh sớm trở lại trường.

Tính đến ngày 23/9, trên địa bàn xã Nam Phương Tiến vẫn còn nhiều điểm ngập sâu. Tại khu vực Trường THCS Nam Phương Tiến A, Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Mầm non Nam Phương Tiến, nước vẫn ngập hơn 1m, chỗ sâu nhất lên tới 2m nên không thể tổ chức đón học sinh.

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp
Từ ngày 7/9 tới nay, học sinh tại Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A không thể tới trường do ngập sâu.

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ, ngay trước khi cơn bão số 3 đổ bộ gây mưa lớn, đơn vị này đã quán triệt tới các trường vùng trũng khẩn trương tiến hành di chuyển đồ đạc, trang thiết bị, tài liệu lên cao để hạn chế thiệt hại. Dù vậy, từ ngày 7/9 đến nay, mực nước sông dâng cao gây ngập sâu nhiều trường học.

Ghi nhận thực tế trong ngày 23/9, mực nước tại khu vực cổng Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Mầm non Nam Phương Tiến thuộc thôn Hạnh Bồ vẫn cao quá nửa cổng trường. Bảo vệ các trường phải lắp lưới chắn để ngăn rác trôi vào sân trường.

Hà Nội: Linh hoạt giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” được học trực tiếp
Cô trò Trường THCS Nam Phương Tiến A học nhờ tại Trường THCS Tân Tiến, huyện Chương Mỹ chiều 23/9.

Với tổng số 252 học sinh, cô Kiều Thị Minh Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A chia sẻ, do mực nước sông dâng cao và kéo dài, nhà trường đã làm tờ trình và được Phòng GD&ĐT chấp thuận cho học sinh của trường sang học nhờ bên Trường THCS Nam Phương Tiến B thuộc thôn Đồi Mít từ ngày 18/9 để duy trì nhịp học tập.

“Trường bạn cho mượn 3 phòng học, học sinh chỉ học một buổi/ngày và luân phiên nhau. Buổi sáng dành cho các em khối 3, 4, 5; buổi chiều là khối 1, 2. Mỗi khối, chúng tôi phải ghép hai lớp làm một khoảng 40 em, có hai cô giáo cùng dạy. Phòng Đoàn Đội ở trường sở tại cũng là nơi làm việc chung của Ban giám hiệu, nhân viên văn thư, kế toán của nhà trường. Mọi người cùng cố gắng để vượt qua giai đoạn khó khăn này”, cô Hoa nói.

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng cô trò vẫn cố gắng duy trì nhịp dạy - học mùa nước lũ.

Ngày ngày đưa đón học sinh tới trường, cô Lê Thị Ánh Tuyết - giáo viên khối 3 Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A càng hiểu hơn nỗi vất vả của thầy trò trong những ngày nước lũ dâng cao. Khi học nhờ cũng có những khó khăn nhất định. Có những hôm học trò được về sớm, cô giáo phải chờ đến gần 12h học sinh THCS là người thân tan học mới nhờ đưa các em về nhà.

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp
Cô Tuyết hướng dẫn học trò cách giải bài Toán trên bảng.

“Tuần đầu của năm học, giáo viên cơ bản sẽ ôn lại kiến thức của lớp 2. Đến nay mới vào kiến thức mới và được cấp trên và Trường THCS Nam Phương Tiến B tạo điều kiện nên cô trò đến học trực tiếp sẽ hiệu quả hơn so với học online. Học sinh đến lớp với tinh thần phấn khởi và cùng cố gắng duy trì nếp học tập”, cô Tuyết trao đổi.

Gắn bó 32 năm với nghề, cô Lê Thị Xa - giáo viên khối 5 Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A không khỏi xót xa khi những buổi đầu đi học nhờ, một số em bị thiếu sách vở do ở nhà không kịp kê dọn đồ đạc lên cao. Nhờ sự quan tâm của các cấp và mạnh thường quân, đến nay học sinh đã được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập và đến lớp đạt tỷ lệ rất cao.

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp
Cô trò tiếp tục nhịp dạy - học để kịp tiến độ chương trình.

Nhà trường bố trí dạy cả thứ 7 nên hiện tại, học sinh cơ bản đã theo kịp chương trình kiến thức. Nhiều gia đình học sinh bị ngập nên việc đưa đón các em đi học có cả sự hỗ trợ từ thầy cô và bố mẹ.

Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện và bố trí chỗ ăn ở cho học sinh, người thân tại nhà văn hóa, tinh thần đoàn kết toàn dân tiếp tục được phát huy cao độ để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Mong tiếng trống lại dồn vang

Trở lại ngôi trường đang bị ngập, thầy Lưu Văn Đức - giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A cho hay, nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nhà trường đã kịp thời di chuyển các tài liệu quan trọng, thiết bị, bàn ghế, trống, sách vở ở tầng 1 lên tầng 2. Nước vẫn ngập tới cửa sổ tầng 1, toàn khu vực bị cắt điện để đảm bảo an toàn.

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp
Thầy Lưu Văn Đức chỉ mong nước mau rút, học sinh sớm trở lại trường để lại được nghe tiếng trống trường rộn rã vang lên mỗi ngày.

Chung tình cảnh trên, thầy Nguyễn Bá Thắng - Hiệu trưởng Trường THCS Nam Phương Tiến A thông tin: Do tình hình nước ngập sâu nên toàn bộ hơn 200 học sinh của trường phải chuyển trạng thái sang học trực tuyến nhiều ngày nay. Dù vậy, một số em không đủ điều kiện để tham gia học online do nhà bị cắt điện và mạng internet chập chờn.

“Được sự đồng ý của cấp trên, từ chiều 23/9, toàn bộ học sinh của trường đi học nhờ bên Trường THCS Tân Tiến (cách khoảng 3km) để củng cố kiến thức đã học online và theo kịp tiến độ chương trình. Với học sinh lớp 9, các thầy cô tập trung dạy những kiến thức kỹ năng cơ bản theo kế hoạch để không bị chậm so với các trường bạn. Các khối còn lại tiếp tục thực hiện giảng dạy theo phân phối chương trình”, thầy Thắng nói.

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp
Cô trò Trường Mầm non Nam Phương Tiến vẫn duy trì dạy học trực tiếp tại điểm trường thuộc thôn Đồi Mít.

Còn cô Đỗ Thị Thanh Tâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Phương Tiến cho biết, trường có hai khu với tổng số 310 trẻ. Điểm trường chính bị ngập từ ngày 11/9, điểm phụ thuộc thôn Đồi Mít trên cao nên vẫn duy trì dạy học trực tiếp. Nhà trường đã tuyên truyền để phụ huynh ở điểm chính cho con đến học ở điểm phụ nhưng chỉ được một số em.

“Thực tế khi bị ngập, có em theo gia đình di dời tới nhà văn hóa hoặc đi ở nhờ nhà người thân ở các thôn xã khác, xa điểm trường thôn Đồi Mít. Nhà trường thực hiện nghiêm các chỉ đạo của huyện về công tác chăm nuôi, giáo dục trẻ. Ước muốn lớn nhất bây giờ là nước rút nhanh để cô trò có thể tới lớp, nối lại nhịp học tập”, cô Tâm bày tỏ.

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp
Mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình ông Nguyễn Huy Mậu (phải) và nhiều hộ dân khác tại thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến đều phải diễn ra ở tầng 2 vì tầng 1 bị ngập nước.

Theo thông tin mới cập nhật, gần 100% trường học trên địa bàn Hà Nội, học sinh đã trở lại trường học trực tiếp. Tại huyện Chương Mỹ, ngoài 2 trường đi học nhờ là Tiểu học Nam Phương Tiến A và THCS Nam Phương Tiến thì các trường còn lại đã được đến trường học trực tiếp.

Tại thị xã Sơn Tây, duy nhất có Trường Mầm non Xuân Sơn A chưa thể đón học sinh đến trường. Tại huyện Mỹ Đức, còn 2 trường mầm non bị ngập nước là Trường Mầm non Hợp Tiến B và điểm Đồng Chiêm Trường Mầm non An Phú. Còn tại huyện Ứng Hòa, điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Vạn Thái - nơi ngập nước nhiều ngày qua đã tổ chức cho học sinh học trực tiếp từ 23/9.

Tinh thần chung được các đơn vị trường học trên địa bàn Thành phố quán triệt thực hiện đó là: nước rút đến đâu, vệ sinh đến đấy và sớm đưa học sinh được quay trở lại trường trong điều kiện bảo đảm an toàn.

H.Phong - Đ.Tuệ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Nguyên nhân vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm 2 người tử vong

Nguyên nhân vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm 2 người tử vong

(LĐTĐ) Tối 4/12, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an thông tin vụ tai nạn hồi 13h30 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm 2 người tử vong. Vụ tai nạn xảy tại Km 189+100 thuộc xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Vĩnh biệt nữ văn sĩ Quỳnh Dao: Ngọn lửa văn chương của màn ảnh Hoa ngữ

Vĩnh biệt nữ văn sĩ Quỳnh Dao: Ngọn lửa văn chương của màn ảnh Hoa ngữ

(LĐTĐ) Thế giới văn chương vừa mất đi một ngọn lửa sáng khi nữ văn sĩ Quỳnh Dao, tác giả của những tiểu thuyết tình cảm lừng danh, đã từ giã cõi đời ở tuổi 86. Sự ra đi của bà để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ, những người đã gắn bó với các tác phẩm của bà qua nhiều thế hệ.
Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo

Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện các tài khoản facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” đăng tải nội dung quảng cáo các trung tâm dạy chơi môn thể thao này nhằm lôi kéo người dân tham gia rồi chiếm đoạt tài sản.
Khen thưởng 32 đơn vị tiêu biểu trong phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Khen thưởng 32 đơn vị tiêu biểu trong phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều nay (4/12), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới các tỉnh, thành phố về công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Quốc Oai: Tổ chức tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Quốc Oai: Tổ chức tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Công an thành phố Hà Nội thông tin, mới đây, Công an huyện Quốc Oai đã tổ chức buổi tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật với sự tham gia giám sát các đơn vị liên quan. Đây là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn và phòng ngừa nguy cơ tiềm ẩn từ các loại vật dụng nguy hiểm.
Góp phần cải thiện dinh dưỡng cho hơn 3.000 người có hoàn cảnh khó khăn

Góp phần cải thiện dinh dưỡng cho hơn 3.000 người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 đối tác mới của Chương trình Casa Herbalife với tổng số tiền hỗ trợ gần 1,8 tỷ đồng (tương đương 72.000 đô la Mỹ) trong giai đoạn 2024 - 2025, góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn mỗi ngày cho hơn 1.000 người có hoàn cảnh khó khăn.

Tin khác

Hơn 30  tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

(LĐTĐ) Ban Giám khảo cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 đã lựa chọn được 22 tác phẩm chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của cuộc thi vào vòng chung khảo để trao giải cho 12 tác giả/nhóm tác giả. Đối với sân thi dành cho tác giả không chuyên, Ban Giám khảo cuộc thi cũng đã chấm chọn ra được 12 tác phẩm lọt vòng chung khảo để trao giải cho 7 tác giả/nhóm tác giả. Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi lên tới 225 triệu đồng.
Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân

(LĐTĐ) Hà Nội đang thực hiện những bước tiến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số, khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước. Đóng góp tích cực vào sự chuyển mình của Thủ đô, chính quyền cấp cơ sở đã khai mô hình “phường số”, “tổ dân phố chuyển đổi số”; cải thiện chỉ tiêu còn hạn chế về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính…
Hoài Đức nỗ lực “về đích” huyện nông thôn mới nâng cao

Hoài Đức nỗ lực “về đích” huyện nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Năm 2017, ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Hoài Ðức đã tập trung nguồn lực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đến nay, cùng với nhiều xã đạt chuyển nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Hoài Đức cũng đang được xem xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023...
Hà Nội tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hà Nội tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ trao tặng tổng số trên 1,1 triệu suất quà trị giá hơn 567,6 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách, người có công...
Nhiều mô hình hiệu quả “vì nhân dân phục vụ”

Nhiều mô hình hiệu quả “vì nhân dân phục vụ”

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác giải quyết thủ tục về hồ sơ hành chính cho người dân, với những sáng kiến, đề án cải cách hành chính mang lại hiệu quả nhất định. Điều này cho thấy, xây dựng sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính đã đi vào thực chất, có chiều sâu, thực sự đem lại sự đổi mới cho nền hành chính công của Thủ đô.
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

(LĐTĐ) Ngày 2/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các đại biểu đã tham gia tọa đàm chia sẻ với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.
Hà Nội chớm Đông

Hà Nội chớm Đông

(LĐTĐ) Hà Nội chớm đông là bức tranh đa sắc thái; cái lạnh len toàn phố phường, sương sớm khai thác trên lá. Cảnh sắc và hương hoa sữa gợi nhớ những mối tình xưa, là nơi chứa đựng ký ức và yêu thương vĩnh cửu.
Quận Hai Bà Trưng giới thiệu hệ thống 18 bảng thông tin điện tử công cộng

Quận Hai Bà Trưng giới thiệu hệ thống 18 bảng thông tin điện tử công cộng

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa hoàn thành và giới thiệu hệ thống 18 bảng thông tin điện tử công cộng (màn hình LED) trên địa bàn, trong đó có 2 bảng thông tin lắp đặt tại trụ sở HĐND-UBND quận, trụ sở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - Phòng Văn hóa và Thông tin quận và 16 bảng thông tin tại trụ sở các phường.
Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Khu Phố cổ Hà Nội

Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Khu Phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Tối ngày 30/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ.
Huyện Thường Tín nỗ lực xây dựng cộng đồng an toàn

Huyện Thường Tín nỗ lực xây dựng cộng đồng an toàn

(LĐTĐ) Nhằm triển khai các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín đã tổ chức lễ phát động “Xây dựng cộng đồng an toàn là trách nhiệm của toàn xã hội” năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động