Logistics “osin” của nền kinh tế?

(LĐTĐ) Logistics được đánh giá là vấn đề cốt lõi của hoạt động kinh tế. Không nền kinh tế nào có thể chuyển mình về phía trước nếu thiếu đi lực đẩy từ hoạt động logistics (kho vận, hậu cần, bến bãi). Tuy nhiên, hiện chi phí logistics của Việt Nam được đánh giá là “đắt đỏ” nhất thế giới, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, việc triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics là không thể chậm trễ.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia diễn đàn Logistics Việt Nam 2020 Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020

Chi phí cao “điểm nút” kìm hãm logistics

Theo thống kê của công ty nghiên cứu uy tín Armstrong & Associates (Mỹ), chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đương 20,9% GDP, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore, cao gần gấp 2 lần so với các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%.

Logistics “osin” của nền kinh tế?
Diễn đàn Logistics thường niên năm 2020

Trong chi phí logistics tại Việt Nam, chi phí vận tải ở mức quá cao (chiếm 30 - 40% giá thành sản phẩm), trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác, điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn Logistics thường niên do Bộ Công Thương phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn khá cao, giống như “điểm nút” kìm hãm sự biến đổi về “chất” để dịch vụ logistics của Việt Nam có “bước nhảy” tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của hội nhập khu vực và thế giới... Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh, nếu nâng cao chất lượng, giảm giá thành các dịch vụ logistics sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm được rất nhiều chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và của cả nền kinh tế.

Muốn vậy, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Việt Nam cần phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh; tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược; tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực; tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics…

Liên quan đến vấn đề chi phí logistics ở mức cao, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ví von: có một điều trùng hợp kỳ lạ, có lẽ trong các ngành kinh tế ở Việt Nam chỉ có một ngành kinh tế sử dụng tên tiếng Anh mà không dịch ra Tiếng Việt là ngành dịch vụ Logistic. Trong khi đó, có 1 nghề rất thân thiết với các gia đình cũng sử dụng trực tiếp tên nước ngoài mà không cần dịch ra tiếng Việt là nghề osin. “Có 1 điều gì đó tương đồng giữa ngành dịch vụ logistic với nghề osin. Và chúng ta có thể nói rằng: logistic là osin của nền kinh tế”, ông Lộc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi thì thách thức lớn nhất hiện nay của ngành logistics là chi phí còn cao và thiếu tính cạnh tranh so với các nước. Trong đó, 3 “nút thắt” khiến hoạt động logistics kém phát triển được ông Lộc đề cập đó là: Cơ sở hạ tầng; quy trình thủ tục hành chính và cuối cùng là thiếu sự kết nối của doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài…

Đánh giá về tiềm năng phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam, ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 có những tác động tiêu cực, nhưng đồng thời cũng tạo ra các cơ hội mới đối với kinh tế Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thậm chí có thể trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu mới. Tuy vậy, trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì việc hiện đại hóa các hoạt động logistics là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Đề cập đến vai trò của logistics, ông Phạm Minh Đức cho rằng, logistics không phải là “osin” của nền kinh tế, mà là một ngành tiên phong, đi kèm với nền kinh tế phát triển của đất nước. “Theo tôi, logistics cũng cần thiết phấn đấu trở thành trung tâm logistics của khu vực. Nếu chúng ta nhìn một chút về địa kinh tế thì Việt Nam chắc chắn sẽ là cầu nối tốt nhất cho khu vực phía nam Trung Quốc dẫn ra biển, hơn là chạy ngang qua Trung Quốc”, ông Đức cho hay.

Ứng dụng công nghệ số để giải “nút thắt”

Trước những “nút thắt” khiến chi phí hoạt động Logistics Việt Nam tăng cao, các chuyên gia kinh tế cũng như nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi, làm sao để thực sự cắt giảm được chi phí logistics thời gian tới?. Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, cần một kế hoạch vừa cụ thể, vừa tương đối bao quát, liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó, bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý…thị một trong những yếu tố quan trọng đó là sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics.

“Hiện nay đa số các doanh nghiệp trong ngành này đều nhỏ và sự liên kết còn đang rất rời rạc, chưa tạo nên sức mạnh tập thể để cùng phát triển. Về yếu tố này, vai trò của các hiệp hội, chính quyền địa phương là rất cần thiết", ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Logistics “osin” của nền kinh tế?
Giao thông là một trong những “nút thắt” khiến chi phí logistics đắt đỏ

Đề cập đến giải pháp giúp hoạt động logistics Việt Nam phát triển, giảm chi phí hoạt động,…theo bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc phụ trách hoạt động Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay, hai xu hướng mới đã xuất hiện từ đại dịch Covid-19 có liên quan đến lĩnh vực logistics ở Việt Nam. Xu hướng thứ nhất là sự tăng tốc của thương mại điện tử và sử dụng các nền tảng kỹ thuật số ở Việt Nam. Xu hướng thứ hai là sử dụng giải pháp công nghệ số để nâng cao hiệu quả và cung cấp những dịch vụ mới cho khách hàng. Khi áp dụng công nghệ số, doanh nghiệp có thể cung cấp khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng như giao tiếp với khách hàng trực tuyến.

“Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp logistics phải đầu tư vào công nghệ như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, tự động hóa và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, các công nghệ mũi nhọn như robot, máy bay không người lái và phương tiện tự hành cũng có thể làm tăng hiệu quả của các nhà cung cấp dịch vụ logistics”, bà Stefanie Stallmeister chia sẻ.

Khẳng định vai trò quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển hoạt động logistics, tại diễn đàn Logistics thường niên năm 2020, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, tăng cường áp dụng các thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0 trong các dịch vụ logistics sẽ giảm thiểu thời gian lưu kho và sản xuất; có thể giúp doanh nghiệp truy xuất vị trí hàng hóa, quản lý phương tiện vận chuyển tại các khu vực hẻo lánh hoặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường giúp nhận diện nhanh chóng thông tin lô hàng, từ đó đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn hàng. Đó chính là điều quan trọng nhất để có thể giảm chi phí logistics một cách nhanh nhất.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động