Lợi ích từ việc tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Sau 6 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung, cùng với ngân sách Nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế là nguồn tài chính công đóng góp đáng kể cho việc khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội.
Lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế? Phấn đấu hết năm 2021, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 91,56% dân số Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế vượt chỉ tiêu được giao

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Số người tham gia bảo hiểm y tế tăng trưởng ấn tượng qua các năm. So với năm 2015, số người tham gia bảo hiểm y tế năm 2016 tăng nhiều nhất tới 11%, năm 2015 và 2017 mỗi năm tăng 6-7%, giai đoạn 2018-2020 duy trì mức tăng trên dưới 3% mỗi năm.

Lợi ích từ việc tham gia bảo hiểm y tế
Từ 1/6/2021, người dân có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Tính đến ngày 31/12/2020, số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,97 triệu người, tăng 23,37 triệu người so với năm 2014 (tương ứng tăng 36%), đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 90,85% dân số, vượt 0,15% so với chỉ tiêu bảo hiểm y tế của Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016; về đích trước thời hạn 4 năm theo mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, theo đó mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở nước ta là 80%.

Đây là tiền đề để cả nước phấn đấu sớm đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế, đến năm 2030 tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế là trên 95% như mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: 5 tháng đầu năm 2021, mới có lĩnh vực bảo hiểm y tế là có số người tham gia bảo hiểm y tế tăng cao hơn so với cuối năm 2020. Có thể nói, đây là thành công trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.

Điều đó thể hiện sự nỗ lực và linh hoạt của ngành Bảo hiểm xã hội trong vận động, chuyển đổi các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế phù hợp với thực tế, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, khiến số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể tăng cao, rất nhiều người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bị mất việc làm, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

Cũng theo ông Phạm Lương Sơn, khoảng 10% dân số còn lại chưa tham gia bảo hiểm y tế chủ yếu rơi vào nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng và một phần của nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, gồm: Những người tự đóng và tự đóng một phần không có thu nhập ổn định, người cận nghèo, hộ gia đình nói chung và hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp và có mức sống trung bình; người thuộc nhóm 1 trốn đóng bảo hiểm y tế.

Quyền lợi của người tham gia được đảm bảo tốt hơn

Điểm nổi bật sau 6 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung, mọi người dân đều tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng, thuận tiện. Số cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế duy trì trong 5 năm tăng từ 2.000 lên đến 2.400 cơ sở và hơn 10.000 trạm y tế xã ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thông qua Bệnh viện huyện/trung tâm y tế huyện, số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng ngày càng gia tăng, gấp gần 4 lần so với năm 2010.

Về quyền lợi, người tham gia bảo hiểm y tế có thể lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến huyện, tuyến xã phù hợp với nơi cư trú hoặc nơi làm việc, các quy định về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến, nhưng được hưởng quyền lợi như đúng tuyến, cũng như việc cải cách thủ tục hành chính, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh trên ứng dụng VssID - BHXH số… đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế trong tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người có thẻ bảo hiểm y tế. Trong 5 năm (giai đoạn 2015-2019), đã có hơn 809 triệu lượt khám chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, tần suất khám chữa bệnh bình quân duy trì ở mức 1,9 - 2,1 lần/người/năm.

Trong 5 năm kể từ khi thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung, Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả trên 130 nghìn tỷ đồng cho các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, phẫu thuật thủ thuật, phục hồi chức năng, y học cổ truyền; chi hơn 151 nghìn tỷ đồng tiền thuốc và gần 25 nghìn tỷ đồng cho các loại vật tư y tế tính ngoài giá dịch vụ từ dây truyền, bơm kim tiêm đến các vật tư y tế hiện đại như giá đỡ động mạch vành (stent), van tim nhân tạo, máy tạo nhịp tim… Chi phí chi cho nhóm dịch vụ kỹ thuật của năm 2019 tăng 1,8 lần; của nhóm thuốc tăng 1,4 lần và của nhóm vật tư y tế tăng gấp 3 lần so với năm 2015.

Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn, ghi nhận trong 5 năm qua, quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế luôn được đảm bảo một cách tối ưu nhất. Kể từ năm 2016 đến nay, số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thường xuyên cao hơn quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được sử dụng trong năm, tỷ lệ sử dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong năm của năm 2016 là 112%, của năm 2017 là 123,1%, năm 2018 là 109,7%, năm 2019 là 119% và năm 2020 ước tính là 112%.

Ngày 13/6/2014, Quốc hội đã ban hành Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và tác động tích cực đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.

Trong đó, có một số điểm nổi bật được điều chỉnh bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung. Cụ thể:

- Xác định bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc;

- Phân nhóm người tham gia theo trách nhiệm đóng, trong đó có nhóm tham gia theo hộ gia đình là nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trước đây;

- “Thông tuyến” khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú tại các bệnh viện huyện từ 1/1/2016; “Thông tuyến” khám chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh kể từ ngày 1/1/2021;

- Quy định thống nhất chung một mức giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc;

- Quy định Bộ Y tế ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, ban hành danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật, thuốc và vật tư y tế;

- Bổ sung quy định không phải đồng chi trả cho các trường hợp có thời gian tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc cần thiết sửa đổi luật, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhóm chính sách đề xuất cần phải bao trùm đầy đủ, toàn diện và giải quyết được một cách căn cơ, triệt để các vấn đề vướng mắc đã được chỉ ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Với quy mô gần 1/4 dân số Việt Nam, nhóm học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm khi xây dựng và thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Việc tham gia BHYT không chỉ đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho HSSV, mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng cho đất nước trong tương lai.
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

(LĐTĐ) Từ ngày 15/9, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng bảng lương, phụ cấp mới. Theo đó, mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định; quỹ tiền lương không được vượt quá kế hoạch của người lao động.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

(LĐTĐ) Là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Thủ đô Hà Nội đã từng bước triển khai bài bản, hiệu quả, đưa Nghị quyết thấm sâu vào cuộc sống, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đồng thời góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động