Lựa chọn môn học tổ hợp lớp 10: Cần lưu tâm tới định hướng nghề nghiệp

(LĐTĐ) Việc lựa chọn môn học phù hợp với sở trường, năng lực bản thân, đúng định hướng nghề nghiêp trong 3 năm học Trung học phổ thông (THPT) chưa bao giờ là dễ dàng với nhiều phụ huynh và học sinh. Theo các thầy cô giáo, việc lựa chọn này rất quan trọng vì sẽ gắn bó với các em trong suốt 3 năm học bậc THPT.
Điều chỉnh sớm lịch phúc khảo, xác nhận nhập học đối với học sinh trúng tuyển lớp 10 ở Hà Nội Hà Nội: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2023 - 2024 Điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 công lập năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội

Tiến sĩ Trần Vân Anh (Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Hệ thống Giáo dục Ban Mai) cho biết, mỗi năm đến mùa thi, các thầy cô giáo thường nhận được những cuộc gọi từ bạn bè, đồng nghiệp, học sinh nhờ tư vấn nên vào đăng ký vào trường THPT nào, hoặc con/cháu đỗ cả chuyên và trường điểm, trường chất lượng cao thì nên học trường nào.

Đặc biệt, khi Chương trình phổ thông mới 2018 bắt đầu được triển khai, các cha mẹ và học sinh càng có thêm nhiều câu hỏi, băn khoăn, lo lắng khi tìm hiểu về chọn các môn học tổ hợp. Tại sao phải lựa chọn môn học, chọn xong nếu học không hợp có được đổi môn học không, rồi chọn môn học lựa chọn xong thì thi thế nào?

Tư vấn hướng nghiệp từ sớm giúp Cha mẹ có lộ trình đồng hành cùng con lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường
Tư vấn hướng nghiệp từ sớm giúp cha mẹ có lộ trình đồng hành cùng con lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường.

Khi tiếp xúc với các cha mẹ có con trong độ tuổi chuẩn bị vào THPT, nhất là khi tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp, thầy cô giáo thấu hiểu tâm trạng bối rối khi cha mẹ bắt đầu đặt bút lựa chọn các môn tổ hợp nói riêng và bước đầu nghĩ đến việc định hướng nghề nghiệp sau này. Nhiều cha mẹ chia sẻ thẳng thắn, thực sự họ không có nhiều thông tin cũng như không biết cần phải chọn như thế nào, cũng không biết chọn thế nào mới là đúng, là hợp, là tốt cho con họ.

Có nhiều cách để lựa chọn, có nhiều tiêu chí để lựa chọn môn học, nhưng có một số câu hỏi căn bản mà cha mẹ cùng như học sinh cần trả lời trong quá trình chọn môn lựa chọn.

Môn học lựa chọn là gì?

Từ năm học 2022 - 2023, học sinh lớp 10 bắt đầu với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chia hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12.

Từ lớp 1 đến lớp 9, ngoài kiến thức và kỹ năng từ các môn học, học sinh đã làm quen với nghề nghiệp và được hướng nghiệp theo các cấp độ tăng dần. Đến khi vào lớp 10, học sinh cơ bản đã phải trả lời được câu hỏi: “Tôi muốn làm nghề gì trong tương lai?” hay “Tôi muốn học ngành nào khi vào đại học?”.

Để đáp ứng mục tiêu giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, lớp 10, học sinh sẽ học 8 môn học bắt buộc là: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Giáo dục địa phương.

Ngoài ra, còn có các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Như vậy, môn học lựa chọn là các môn học mà học sinh được lựa chọn học để phù hợp với mục tiêu định hướng cho nghề nghiệp.

Tại sao bắt đầu vào lớp 10, học sinh phải lựa chọn các môn học?

Tiến sĩ Trần Vân Anh cho biết, ngoài học các môn học bắt buộc, học sinh được chọn 4 môn học học trong số các môn học: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Việc đăng ký lựa chọn môn học được thực hiện ngay từ khi học sinh bắt đầu vào lớp 10. Đối với học sinh, các môn lựa chọn là những môn học mà học sinh học suốt 3 năm THPT.

Theo dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, học sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ thi 4 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn trong số 4 môn đã lựa chọn. Theo phương thức tuyển sinh vào cao đẳng, đại học mà các trường đang sử dụng, có thể sử dụng kết quả của các môn học lựa chọn để xét tuyển bằng xét tổ hợp các môn học, hoặc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển. Như vậy, việc xác định 4 môn học lựa chọn phù hợp sẽ giúp học sinh tập trung vào thế mạnh và mục tiêu, đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, công sức để phát hiện và theo đuổi nghề nghiệp tương lai.

“Đối với các nhà trường, việc tổ chức dạy học cùng lúc cả môn bắt buộc cho tất cả học sinh và dạy học môn lựa chọn khác nhau theo đăng ký của học sinh đòi hỏi điều kiện về phòng học, thiết bị dạy học, giáo viên, cách thức tổ chức và sắp xếp thời khóa biểu, không đơn giản như tất cả học như nhau. Vì vậy, đăng ký môn học lựa chọn của học sinh là một trong những căn cứ để nhà trường chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực đảm bảo cho năm học, như giáo viên, kế hoạch giảng dạy môn học, tập huấn giáo viên, nhân viên… và cách thức tổ chức hoạt động dạy và học trong nhà trường cho năm học mới”, Tiến sĩ Trần Vân Anh chia sẻ.

Căn cứ vào đâu để lựa chọn môn học

Theo Tiến sĩ Trần Vân Anh, để lựa chọn được 4 môn học trong số các môn lựa chọn, cha mẹ học sinh và học sinh không thể chọn đại. Có nhiều phương án tổ chức 4 môn lựa chọn, nhưng các phương án phải đảm bảo nhu cầu của người học và bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Lựa chọn môn học tổ hợp lớp 10: Cần lưu tâm tới định hướng nghề nghiệp
Tiến sĩ Trần Vân Anh chia sẻ trực tiếp với Cha mẹ, học sinh về cách lựa chọn tổ hợp vào lớp 10

Học sinh và cha mẹ học sinh nên xác định môn học lựa chọn dựa trên các yếu tố sau: Mục tiêu nghề nghiệp của học sinh, năng lực thế mạnh của học sinh (và gia đình), tương lai của thị trường lao động, điều kiện của nhà trường phổ thông.

Một là, căn cứ vào mục tiêu nghề nghiệp của học sinh: Học sinh cùng cha mẹ trả lời các câu hỏi căn bản, như: Học sinh muốn làm nhóm ngành nghề nào sau khi tốt nghiệp? Để làm ngành nghề đó, học sinh sẽ học các năng lực của nghề ở đâu? Trường đại học hoặc hoặc trường nghề nào sẽ đào tạo ngành nghề đó? Khoa, ngành đào tạo đó tuyển sinh bằng những phương thức nào, học xét các tổ hợp môn học nào? Từ đó, học sinh và cha mẹ lựa chọn các môn học liên quan đến các tổ hợp xét tuyển.

Với cách làm này, ưu điểm là học sinh buộc phải hoạch định mục tiêu tương lai và biết được nghề nghiệp mình ước ao có thể đạt được bằng cách nào. Tuy cnhiên, mấu chốt ở đây phải là học sinh biết được mình muốn trở thành ai, làm gì trong tương lai và biết được đâu là điểm mạnh yếu để phát huy, khắc phục cho phù hợp.

Hai là, căn cứ vào năng lực và sở thích hiện tại của học sinh: Đây là căn cứ được nhiều học sinh dùng để lựa chọn. Ưu điểm của cách làm này là học sinh có cảm giác an toàn và tự tin vì các môn học lựa chọn thường là các môn học sinh học tốt hơn, hoặc yêu thích hơn. Học sinh tập trung vào học tập các môn sở trường, cho đến năm lớp 12, học sinh sẽ nghiên cứu phương thức tuyển sinh của các trường và các ngành có xét tuyển các tổ hợp có môn học mình thế mạnh. Đến lúc này, có thể học sinh và cha mẹ tiếp tục vòng lăp “đau đầu để chọn trường” và “vào đại học nhưng chưa biết ra trường làm nghề gì”.

Ba là, với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hóa, có nhiều nghề sẽ mất đi và nhũng nghề mới ra đời: Việc lựa chọn môn học cũng cần đón lấy xu thế này thay vì bó khung hạn hẹp trong các nghề truyền thống đã biết. Vì vậy, việc chọn môn cần thiết để tạo nền tảng năng lực cho tương lai phải là ưu tiên.

Điều này có thể mâu thuẫn với việc chọn môn học dựa trên sở trường và sở thích của học sinh. Giữa năng lực học sinh có sẵn, điều học sinh thích và năng lực học sinh cần phải có, cha mẹ cần phân tích để học sinh đặt ưu tiên của mình vào bối cảnh kinh tế - xã hội và điều kiện bản thân để không bị mất phương hướng, mất thời gian và tiêu hao nguồn năng lượng tích cực của bản thân vì lựa chọn chưa phù hợp.

Bốn là, điều kiện tổ chức dạy học các môn lựa chọn của trường học: Điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, tầm nhìn của lãnh đạo… là yếu tố tiên quyết để nhà trường tổ chức các hoạt động dạy học. Điều kiện lý tưởng nhất là học sinh đăng ký học môn nào sẽ được đáp ứng nhu cầu cho tất cả học sinh. Một số trường đã xây dựng sẵn các nhóm môn học lựa chọn và học sinh có thể chọn 1 nhóm trong các nhóm đó.

Với trường hợp này, sẽ có môn học trùng với mong muốn của học sinh và sẽ có môn không phải môn học yêu thích. Trường hợp khác, là nhà trường thiết lập sẵn các nhóm môn lựa chọn cho học sinh. Cách làm nào cũng có ưu điểm và hạn chế của cách làm đó, không có cách tốt nhất, chỉ có cách phù hợp với điều kiện hiện tại. Vì vậy, nếu lấy việc chọn trường phù hợp là một căn cứ, cha mẹ và học sinh nên khảo sát, tìm hiểu về cách thức và các môn học lựa chọn của trường THPT để có thông tin làm căn cứ xác định môn học lựa chọn.

Tiến sĩ Trần Vân Anh cho rằng, các môn lựa chọn được đặt ra để giúp học sinh xác định và lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai. Do đó có thể thấy đây là bước chuẩn bị, bước dự bị cho trường đại học hoặc trường nghề mà học sinh sẽ phát triển sau khi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, cần đảm bảo sự lựa chọn là một quyết định có cân nhắc kỹ càng và trách nhiệm trong suốt 3 năm học THPT.

Học sinh sẽ học các môn lựa chọn trong suốt 3 năm THPT. Học sinh không được khuyến khích thay đổi môn lựa chọn vì điều này còn liên quan đến điểm quá trình của các môn tổ hợp mà học sinh dùng để đăng ký thi, đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học. Trường hợp đặc biệt phải thay đổi thì phải học hết năm học và Hiệu trưởng nhà trường sẽ là người quyết định đồng ý hay không. Khó khăn cho người học là thay đổi môn lựa chọn là phải học lại môn học đó để có điểm. Đối với học theo năng lực hay theo tín chỉ thì việc này có thể thực hiện dễ dàng hơn, nhưng tổ chức học theo niên chế và có xét lên lớp hàng năm sẽ gặp vướng về hoàn thành môn học theo năm học.

Với bất cập này, có thể sớm muộn các cơ quản quản lý giáo dục sẽ có văn bản quy định hoặc hướng dẫn, nhưng cho đến khi có được một lộ trình hoàn chỉnh cho việc chuyển đổi môn học lựa chọn hoặc khả năng tốt nghiệp sớm, muộn khác nhau của học sinh, thì cha mẹ và học sinh nên cân nhắc kỹ khi chọn môn học và có giải pháp khác để không đưa ra giải pháp thay đổi môn học lựa chọn giữa chừng.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, nắm bắt kịp thời các vấn đề trong học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp ngăn chặn, giáo dục, không để xảy ra bạo lực học đường.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

(LĐTĐ) Việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố sớm cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp các học sinh, nhà trường giải tỏa áp lực, có định hướng và chiến lược ôn tập cụ thể ngay từ đầu năm học.
Xem thêm
Phiên bản di động