Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô, làm căn cứ thực tiễn trong việc quy định các chính sách liên kết vùng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Rõ cơ chế, giải pháp về liên kết, phát triển vùng

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, các quy định về liên kết vùng, khái niệm Vùng Thủ đô... được nhiều đại biểu quan tâm góp ý.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, qua quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị chỉnh lý quy định của dự thảo Luật theo hướng làm rõ hơn các cơ chế, giải pháp về liên kết, phát triển vùng, không chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý của 10 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Thủ đô hiện nay mà xử lý vấn đề này trong mối quan hệ của Thủ đô với các vùng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như trong quan hệ với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Vì Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển, đầu mối liên kết chính của Vùng Thủ đô mà còn của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc như đã xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW, một số nghị quyết, kết luận khác của Bộ Chính trị và quy hoạch tổng thể quốc gia.

Bên cạnh đó, có ý kiến khác đề nghị giữ quy định như dự thảo Luật đã trình Quốc hội, theo đó chỉ tập trung vào quy định những vấn đề về nguyên tắc phối hợp, lĩnh vực liên kết, ưu tiên đầu tư phát triển Vùng Thủ đô.

Dự thảo Luật đang được chỉnh lý theo hướng thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước (Điều 44); xác định ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, không chỉ giới hạn trong Vùng Thủ đô (Khoản 1 Điều 45) nhằm phát huy tối đa khả năng, lợi thế của các địa phương và vai trò dẫn dắt, kết nối của Thủ đô Hà Nội. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của từng địa phương và cả nước, phù hợp với xu thế phát triển theo chuỗi giá trị hiện nay.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) nêu rõ, Nghị quyết số 15 của Trung ương đề ra mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm động lực phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô
Cần quy định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô. Ảnh minh họa: Phương Ngân.

Dự thảo Luật đã dành Chương V, từ Điều 44 đến Điều 47 quy định về liên kết phát triển vùng, quy định mối quan hệ giữa Thủ đô Hà Nội trong 4 vùng, gồm một là Vùng Thủ đô, hai là vùng đồng bằng sông Hồng, ba là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và bốn là vùng động lực phía Bắc. Đây là các quy định mới, có nhiều đột phá so với luật hiện hành và mở rộng hơn so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Theo đại biểu, Nghị quyết số 81/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 quy định vùng đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội và 10 tỉnh. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo Quy định số 198 ngày 25/1/2014 của Thủ tướng quy định vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm Hà Nội và 6 tỉnh.

Vùng động lực phía Bắc theo Nghị quyết số 81/2023 Quốc hội bao gồm thành phố Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.

“Tuy nhiên, dự thảo Luật lại chưa xác định Vùng Thủ đô gồm những địa phương nào, ranh giới ra sao. Do đó, đề nghị xem xét bổ sung quy định xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô, làm căn cứ thực tiễn trong việc quy định các chính sách liên kết vùng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Bổ sung thêm các lĩnh vực khác

Cũng theo đại biểu, Khoản 1 Điều 45 dự thảo Luật quy định 4 lĩnh vực liên kết phát triển vùng gồm: Hạ tầng giao thông vận tải; bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; phát triển nông nghiệp; phát triển du lịch.

Theo dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu thì đây là những lĩnh vực thiết yếu trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn, vừa bảo đảm phù hợp với nhu cầu và thế mạnh của các địa phương. Qua đó, góp phần tạo sự thống nhất và sức mạnh tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh cho thành phố Hà Nội, cho mỗi địa phương cũng như toàn vùng lân cận.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng xác định "hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển vùng mang tính đột phá, xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối liên kết phát triển vùng, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên ngành".

Do đó, đại biểu đề nghị, tiếp tục rà soát, đánh giá, bổ sung thêm các lĩnh vực khác để thể chế hóa đầy đủ lĩnh vực liên kết vùng như đã xác định trong Nghị quyết số 30.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) lại đề nghị trong phần giải thích từ ngữ cần bổ sung về khái niệm “Vùng Thủ đô”. Theo đại biểu, trong các điều 44, 45 đã liệt kê các thành phần, địa phương trong Vùng Thủ đô nhưng chưa nói được khái niệm Vùng Thủ đô là thế nào, mục đích của Vùng Thủ đô, chức năng, nhiệm vụ, quan hệ với các vùng kinh tế khác và cơ quan nào có thẩm quyền để quyết định thành lập Vùng Thủ đô này...

Theo dự thảo Luật, chính quyền thành phố Hà Nội có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đề xuất, triển khai thực hiện chương trình, dự án liên kết phát triển vùng trong từng lĩnh vực.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các địa phương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, bảo đảm cân đối ngân sách triển khai thực hiện chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về Tết 2025

Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về Tết 2025

(LĐTĐ) Khảo sát toàn quốc của Decision Lab và Home Credit cho thấy người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về Tết 2025, với mong muốn dành nhiều thời gian bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, vẫn còn không ít lo lắng về chi tiêu trong dịp này.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

(LĐTĐ) Diễn ra từ 19 - 25/12/2024, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Hội chợ Công nghiệp thương mại Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang 2024 thu hút hơn 250 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn… từ các tỉnh, thành phố tham gia. Trong đó, gian hàng sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và khách đến tham quan, mua sắm.
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

(LĐTĐ) Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng QLTT thành phố Hà Nội vừa phối hợp với các cơ quan chức năng liên tiếp kiểm tra, phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa là thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động

“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động

(LĐTĐ) “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến diễn ra tại địa chỉ https://chotet.congdoan.vn/, bắt đầu hoạt động từ 0 giờ ngày 20/12/2024 đến 24 giờ ngày 20/1/2025 (từ ngày 20/11 - 21/12 năm Giáp Thìn 2024).

Tin khác

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động