Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề xuất thí điểm cho Thủ đô sẽ là tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Bên hành lang Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã dành cho báo chí cuộc trao đổi ngắn về một số nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đề xuất ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển

Sự tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô (dự kiến thành lập theo Nghị quyết số 15-NQ/TW tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).

Bên hành lang Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã dành cho báo chí cuộc trao đổi ngắn về một số nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết luôn ủng hộ những đề xuất của Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), không lăn tăn về bất kỳ nội dung nào bởi những đề xuất thí điểm cho Thủ đô sẽ là sự tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề xuất thí điểm cho Thủ đô sẽ là tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, mô hình thành phố trong thành phố tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới đang là thí điểm. Hiện có thể thấy một số điểm tích cực như đạt quy mô đủ lớn để làm được những việc lớn, nhưng do chưa có thể chế đồng bộ cho mô hình này, vì vậy, thời gian qua, thành phố trong thành phố mới chỉ hoạt động như một đơn vị cấp quận, huyện. Từ đó, nảy sinh khó khăn ở chỗ một “anh” rất lớn nhưng hoạt động theo cơ chế cấp huyện, tức là mặc “chiếc áo” quá chật.

Vừa qua, Nghị quyết 98 của Quốc hội cũng tháo gỡ một số vướng mắc như cho thành lập các cơ quan, cho phép một số cơ chế đặc thù, nhất là phân cấp ủy quyền. Vấn đề còn lại là thành phố Thủ Đức phải xây dựng được đội ngũ đủ mạnh để thực hiện các quyền đó.

Trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan của thành phố Hồ Chí Minh phải có kết nối, tiếp sức “hà hơi” để hỗ trợ thành phố Thủ Đức. Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu để có thể chế vượt trội, phù hợp hơn nữa, đủ “lớn” cho cả thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Đức.

“Tôi mong rằng dự thảo Luật Thủ đô nên nghiên cứu mạnh vấn đề này. Đoàn Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trước đây cũng đã trao đổi với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nói nên có nhiều đề xuất mạnh để Thủ đô có đủ thẩm quyền và phân cấp mạnh xuống cho cấp dưới. Đi liền với đó là đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ, xây dựng đội ngũ”, ông Phan Văn Mãi nói.

Không có một luật hay nghị quyết riêng nào có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng nhìn nhận, phải tiếp cận vấn đề ở chỗ chúng ta đang hoàn thiện hệ thống pháp luật nên không có một luật hay nghị quyết riêng nào có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Chúng ta vẫn nói hiện còn nhiều “lỗ hổng”, sự chồng chéo, do vậy, cứ phải vừa làm vừa sửa đổi, bổ sung.

Hiện thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai Nghị quyết 98, bước đầu thuận lợi; tuy nhiên, có một số nội dung mới cần phải nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế, tạo sự đồng thuận giữa các bộ, ngành.

Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định phải chủ động nhận ra vấn đề, chủ động phối hợp để giải quyết, trong quá trình đó sẽ học tập kinh nghiệm quốc tế như vấn đề tín chỉ carbon, xây dựng TOD, các cơ chế chính sách cho nhà đầu tư chiến lược… Hay trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu, bối cảnh có sự dịch chuyển đầu tư nhất định đều đòi hỏi phải có sự tương tác, học hỏi. Quá trình triển khai nảy sinh vấn đề gì thì Thành phố sẽ tập trung giải quyết.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ có ý nghĩa cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội mà sẽ lan tỏa, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và đất nước. Việc trình Quốc hội xem xét Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV có ý nghĩa rất quan trọng bởi Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt của quốc gia, đang quyết định 45% tổng thu ngân sách của cả nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề xuất thí điểm cho Thủ đô sẽ là tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh
Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Quan trọng hơn, Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là là cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế, nhất là Thủ đô Hà Nội. Nhân dân cả nước luôn tin yêu, kỳ vọng Hà Nội về một Thủ đô đi đầu. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức vận hành thời gian qua đã gặp nhiều vướng mắc về thể chế, cho nên, chúng ta cần tạo thể chế thuận lợi nhất, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Hà Nội.

Hồ sơ dự án Luật rất công phu, nghiêm túc

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho biết, sau khi nghe tờ trình và thảo luận tại tổ, nhìn chung, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Ban soạn thảo, mà trực tiếp là Bộ Tư pháp, thành phố Hà Nội và cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã chuẩn bị hồ sơ dự án Luật rất công phu, nghiêm túc, chất lượng, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và gửi hồ sơ tài liệu đến Quốc hội từ sớm, bảo đảm thời gian cho các đại biểu Quốc hội nghiên cứu.

Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất sự cần thiết ban hành Luật và cơ bản tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô, trong đó có nội dung mới để bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô.

Dự án luật tuy quy mô không lớn, gồm 7 chương và 59 điều nhưng lại rất khó về kỹ thuật lập pháp và đặc biệt quan trọng. Tính chất quan trọng không phải chỉ ở số chương, số điều, mà là ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô.

Dự thảo Luật có nhiều nội dung mang tính đột phá, đặc thù, nhiều nội dung thể hiện sự kế thừa, bổ sung và phát triển hơn so với Luật Thủ đô hiện hành qua tổng kết thực tiễn thấy rằng vẫn tiếp tục phát huy giá trị. Đây là những vấn đề sẽ được đại biểu Quốc hội thảo luận kỹ hơn tại phiên thảo luận ở hội trường, dự kiến diễn ra ngày 27/11 tại đợt 2 của Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.

Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến thảo luận tại tổ và tại hội trường ở Kỳ họp thứ sáu, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tin tưởng rằng, cơ quan chủ trì thẩm tra và Ban soạn thảo, thành phố Hà Nội sẽ chắt lọc, xây dựng Báo cáo tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với chất lượng cao nhất trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ bảy, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo động lực mới trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện và bền vững, xứng đáng với vị trí, vai trò của Thủ đô trong tiến trình đi lên của đất nước.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.

Tin khác

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Xem thêm
Phiên bản di động