Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Phân cấp, ủy quyền hàng loạt nhiệm vụ cho HĐND, UBND Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền Thành phố

Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tin tưởng, cùng với Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã xin ý kiến của Quốc hội và sẽ trình Thủ tướng để phê duyệt trong thời gian tới, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ, giá trị chính trị, pháp lý cho Thủ đô Hà Nội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chính sách, đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”
Với việc Quốc hội thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội để Thành phố "hóa rồng" (Ảnh MP)

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đồng thời thảo luận và thông qua 3 nội dung rất quan trọng là Quy hoạch Thủ đô, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là một cơ hội rất hiếm có, để tạo ra bứt phá, tạo định hướng và cơ sở pháp lý để Thủ đô thực hiện những định hướng này.

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam cho rằng, Luật Thủ đô là một trong những cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Một trong những vấn đề cốt lõi trong Luật Thủ đô là các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước; quan trọng nhất là phát huy được truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến và Thủ đô văn minh, hiện đại.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đã luật hóa các nội dung về phân cấp, phân quyền cho các cấp hành chính của các địa phương, từ thành phố đến các quận, các phường, từ đó có cơ chế ủy quyền, phân cấp, giúp cấp ủy và chính quyền Thành phố phát huy tiềm năng, lợi thế.

Có thể nói, về bản chất, Luật Thủ đô (sửa đổi) là Luật về phân cấp, ủy quyền. Cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành cho các cơ quan của thành phố Hà Nội để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.

Một trong các điểm mới quan trọng đầu tiên của Luật là quy định về tổ chức chính quyền đô thị, chính sách thu hút trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao, ưu đãi cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô... đội ngũ trực tiếp triển khai, đưa Luật vào cuộc sống.

Kế thừa mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện thí điểm hiện nay, Luật quy định cấp phường không tổ chức Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước, được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thủ đô.

Đồng thời, tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cụ thể, Thành phố được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân, với số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ít nhất là 25%. Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố hoạt động chuyên trách, gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, không quá 3 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên. Số lượng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định, bảo đảm không quá 11 người…

Hội đồng nhân dân Thành phố xác định số lượng biên chế

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ cụ thể hóa Luật để thúc đẩy kinh tế- xã hội Thủ đô bước sang giai đoạn phát triển mới

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được trao nhiều thẩm quyền, trong đó có việc quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố chưa được quy định hoặc khác với quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định thay đổi tên gọi, điều chỉnh chức năng của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có. Việc thành lập thêm cơ quan phải bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố không vượt quá 15% khung số lượng do Chính phủ quy định.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân Thành phố xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước trình cấp có thẩm quyền quyết định...

Cũng theo đại biểu Trương Xuân Cừ, Thủ đô Hà Nội đã được chứng minh là một trong những trung tâm thu hút nhân tài, các nhà khoa học của cả nước. Luật Thủ đô đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, trong đó xác định vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũ khoa học là hết sức quan trọng, thậm chí là cơ chế quyết định để phát triển và nâng tầm Thủ đô.

“Tôi cho rằng, Thủ đô với truyền thống, kinh nghiệm đã thu hút nhân tài, các nhà khoa học trước đây thì với chính sách mới, với những cơ sở pháp lý mới sẽ phát huy được tiềm năng, lợi thế và Hà Nội chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người tài.

Từ đó, Hà Nội sẽ là một trong những địa phương có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa” để phát huy tốt các nhà khoa học. Đây là một trong những yếu tố, tác nhân hết sức quan trọng để phát triển Thủ đô thời gian tới”, ông Cừ nói.

Thủ đô phải là trung tâm chính trị, văn hóa

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội tin tưởng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho sự phát triển không chỉ riêng cho Thủ đô mà còn cho cả đất nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”
Hà Nội luôn xác đinh văn hóa là nền tảng, động lực phát triển (Ảnh minh họa một góc Thủ đô nhìn từ Nhà hát lớn)

Một trong những điều PGS.TS Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao, rất tích cực trong Luật Thủ đô lần này là những quy định về văn hóa. Hà Nội luôn tự hào là Thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ tỏa sáng những giá trị văn hóa của đất nước. Chính vì thế, những điều, khoản tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa Thủ đô cũng tạo điều kiện cho sự tỏa sáng của văn hóa đất nước.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị trong Thủ đô và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến rồi thì giờ muốn trở lại.

Nhưng, ông Ngân cho rằng, phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có của Thủ đô. “Tôi vẫn thích Thủ đô có “phố nhỏ, ngõ nhỏ”, phải giữ được cái hồn cốt trong khu vực 36 phố cũ, chỉ chỉnh trang lại. Phải giữ cho được cái trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa ngàn năm văn hiến, chứ không phải Thủ đô là trung tâm kinh tế, nét đẹp văn hóa của Thủ đô là quan trọng nhất”, ông Trần Hoàng Ngân mong muốn.

Luật Thủ đô (sửa đổi) xác định rõ, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp, liên tục của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN: Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô vui đón "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"

TRỰC TUYẾN: Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô vui đón "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"

(LĐTĐ) Trong không khí tưng bừng rộn rã chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, sáng nay (11/1) (tức 12 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 và khai mạc Chợ Tết Công đoàn.
Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (11/1), giá vàng thế giới tiếp tục tăng đạt mức cao nhất trong 4 tuần qua. Trong nước, giá kim loại quý này cũng được điều chỉnh tăng.
Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (11/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 3 đồng, hiện ở mức 24.341 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,46%, hiện ở mức 109,64.
Quận Hai Bà Trưng: Cấp miễn phí 24.950 chữ ký số

Quận Hai Bà Trưng: Cấp miễn phí 24.950 chữ ký số

(LĐTĐ) UBND quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ khối văn hóa - xã hội năm 2025.
Hà Nội: Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Thực hiện cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an Hà Nội phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
40 năm chờ đợi cho một "Giấc mơ Sol"

40 năm chờ đợi cho một "Giấc mơ Sol"

(LĐTĐ) Live concert "Giấc mơ Sol" của nhạc sĩ Giáng Son sẽ diễn ra vào tối 15/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại sân khấu ngoài trời Khu đô thị Park City Hà Nội. Đây là đêm nhạc đầu tiên trong năm 2025 của chuỗi âm nhạc Phiêu Du Show, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 40 năm hoạt động âm nhạc của nữ nhạc sĩ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/1: Trời rét, ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất 11 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/1: Trời rét, ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất 11 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ảnh hưởng bởi khối không khí lạnh nhiệt độ khu vực Hà Nội và Bắc Trung Bộ ngày 11/1 giảm nhẹ.

Tin khác

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động