Luôn nêu cao phương châm lấy phòng để tránh

(LĐTĐ) Thời gian qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành, triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch trong đó có nhiều văn bản mang tính chiến lược và lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Qua đó, tạo được bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của người dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Phòng chống cháy nổ trong quá trình sử dụng gas Kiểm tra phòng chống cháy nổ tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hơn 60% số vụ cháy được xử lý kịp thời ngay khi phát sinh

Trong 8 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 268 vụ cháy, nổ khiến 6 người chết và 18 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ước tính hơn 6,2 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 424 vụ chập điện trên cột, 520 sự cố (chập điện trong nhà, cháy rác, phế liệu...). Trong đó, nội thành xảy ra 151 vụ, chiếm 56,3% số vụ cháy. Loại hình cơ sở xảy ra cháy, nổ chủ yếu là nhà dân đơn lẻ; nhà kho, xưởng sản xuất; nhà dân kết hợp sản xuất kinh doanh và cháy phương tiện giao thông… Tình hình cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận 154 tin báo cứu nạn cứu hộ, trong đó có mắc kẹt, đuối nước, tự tử, tai nạn giao thông…

Luôn nêu cao phương châm lấy phòng để tránh
Quận Hoàng Mai ra mắt mô hình điểm "Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong công tác phòng cháy chữa cháy tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn quận".

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành, triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch trong đó có nhiều văn bản mang tính chiến lược và lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy, tạo được bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của người dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Mặc dù trong những tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nhiên các mặt công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy; công tác xây dựng, thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ... vẫn được các đơn vị duy trì thực hiện với các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế.Qua đó, số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra được kiềm chế, kéo giảm, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có bước đổi mới, hướng tới nội dung thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, qua đó tác động tích cực tới cơ sở và quần chúng nhân dân. Hơn 60% số vụ cháy, sự cố, tai nạn đã được lực lượng cơ sở, quần chúng nhân dân phát hiện xử lý kịp thời ngay khi mới phát sinh. Song song với đó, công tác rà soát, xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, nhất là các phương án có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng, phương tiện được các đơn vị quan tâm thực hiện, đảm bảo đúng quy trình, quy định.

Đặc biệt, công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu được Công an thành phố Hà Nội duy trì, thực hiện nghiêm túc; công tác tiếp nhận, xử lý thông tin đảm bảo thông suốt, kịp thời; sự hiệp đồng, phối hợp trong công tác tổ chức chữa cháy được các đơn vị thực hiện đến ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy chữa cháy của các đơn vị thực hiện hiệu quả.

Tiếp tục đẩy mạnh “bốn tại chỗ” về phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh những ưa điểm còn có những tồn tại, hạn chế. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, đó là, công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền mới dừng lại ở ban hành văn bản chỉ đạo; việc kiểm tra đôn đốc, sơ, tổng kết đánh giá còn yếu nên hiệu quả thực hiện tại cơ sở nhất là cấp phường, xã, thị trấn còn hạn chế.

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid- 19, việc thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo chương trình như: Tổ chức hội thảo về ứng dụng khoa học công nghệ đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị, sẵn sàng “bốn tại chỗ” về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại một số địa phương và cơ quan doanh nghiệp trọng điểm về cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hà Nội; tập huấn về trách nhiệm, thẩm quyền trong việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã; tổ chức kiểm tra liên ngành về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội; tổ chức hội thi tìm hiểu về pháp luật phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội...

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nên mức độ chuyển biến trong nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu, của nhân dân về công tác phòng cháy chữa cháy còn hạn chế. Công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy có tiến bộ song chưa có những mô hình tiêu biểu nổi bật cấp Thành phố để nhân rộng. Việc phát triển lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, dân phòng tuy đã chú trọng, nhưng còn nhiều bất cập; lực lượng, phương tiện chưa đáp ứng yêu cầu do còn gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với lực lượng này.

Công tác tự kiểm tra về phòng cháy chữa cháy tại một số cơ quan, đơn vị còn bị xem nhẹ, việc đầu tư cho hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chỗ nhiều nơi còn mang tính đối phó, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phát triển hạ tầng phục vụ chữa cháy như giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy… chưa đáp ứng yêu cầu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ (lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, dân phòng) còn nhiều bất cập, lực lượng, phương tiện chưa đáp ứng so với quy định.

Thời gian tới, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, Thành phố sẽ chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên địa bàn Thủ đô. Công an Thành phố cũng sẽ tiếp tục rà soát các cơ sở, công trình, phương tiện giao thông có tính chất đặc thù trên địa bàn Thủ đô; nghiên cứu, đề xuất xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với từng loại hình, đối tượng đặc thù nhưng chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.

Đặc biệt, đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với phương châm “bốn tại chỗ” với nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành. Tiếp tục rà soát, sửa đổi và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố; xây dựng kế hoạch, giải pháp phòng cháy chữa cháy nhất là đối với địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu trung tâm thương mại tập trung đông người, có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; xây dựng và hướng dẫn thực hiện các mô hình tự quản, mô hình liên gia, liên cơ quan, liên khu vực trong đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy…

Bùi Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Xem thêm
Phiên bản di động