Lương tăng, nhà giảm giá!
Nhà ở công nhân… Không dừng lại ở mục tiêu xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội |
Ảnh minh họa. |
Việc vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó có đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030 là một chính sách nhân văn cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về các vấn đề liên quan đến dân sinh và công bằng xã hội.
Cần nhắc lại đây không phải là gói tín dụng “giải cứu” bất động sản như một số thông tin trên mạng xã hội mà là chính sách để người có thu nhập thấp tiếp cận được với nhà ở.
Còn tại Hội nghị tìm giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh cách đây không lâu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu quan điểm rất rõ ràng đối với thị trường này, cụ thể là các doanh nghiệp bất động sản phải tuân thủ nguyên tắc thị trường. Kinh doanh lúc lãi, lúc lỗ…
Vào thời điểm hiện tại, khi các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn, các dự án và giao dịch bất động sản chững lại… khiến không ít người tỏ ra lo lắng, vì ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thực tế, thời gian qua dòng tiền chảy vào thị trường này tương đối lớn, nên khi thị trường bị chững lại, cả nền kinh tế lẫn nhà đầu tư bị ảnh hưởng là không tránh khỏi.
Tuy nhiên, nếu nhìn góc độ quản lý và quy luật kinh tế, sự chững lại của thị trường bất động sản gắn với việc Chính phủ dự kiến “bơm” gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội và lộ trình tăng lương có hiệu lực từ 1/7 tới đây là tín hiệu mừng.
Vì sao lại là tín hiệu mừng? Như chúng ta đều biết, kinh tế xã hội sẽ phát triển ổn định khi lương - giá là một thể thống nhất. Nghĩa là, người làm công ăn lương phải sống và có tích lũy được từ lương. Nhưng kể từ những năm 2000 trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh, sức nóng về giá đất đã góp phần làm cho chỉ số giá các lĩnh vực khác tăng theo… trong khi lương bị tụt lại.
Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao, một viên chức tích góp hàng chục năm vẫn không mua nổi căn nhà chung cư tầm trung ở Hà Nội.
Chính vì vậy, bước ngoặt của thị trường bất động sản cũng như việc Chính phủ đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội gắn với lộ trình tăng lương hy vọng sẽ dần dần đưa quỹ đạo lương - giá về một thể thống nhất. Khi đó, các bất cập trong nội tại nền kinh tế - xã hội cũng dần được giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00