Lý do lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%

(LĐTĐ) Ngày 29/6, ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã họp báo thông tin về kết quả kỳ họp. Tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong đã trả lời báo chí về băn khoăn vì sao lương cơ sở tăng 30%, nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?
Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

“Vì sao tăng lương cơ sở 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%. Vấn đề này các cụ hưu trí cũng gọi điện hỏi tôi nhiều lắm”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cho hay.

Theo ông Phong, thời gian qua, mức lương hưu của người nghỉ hưu liên tục được nâng lên trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương, với số lần tăng lương hưu thời gian qua thì lần này lương hưu chỉ tăng 11,5% và sẽ ngang bằng mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, xác định người hưởng lương hưu khó khăn và năm nay khi tăng lương, giá cả sẽ tăng lên. Vì vậy, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương đã cân nhắc rất nhiều và xác định chuyển từ tăng 11,5% lên 15%.

"Thực tế, lương hưu tăng 15% nhưng nếu cộng dồn các năm qua khi liên tục nâng lương lên theo chỉ số CPI thì cũng hơn 30%", ông Phong cho biết.

Lý do lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong trẩ lời báo chí.

Trả lời câu hỏi về thực hiện cải cách tiền lương, ông Đặng Thuần Phong cho hay, để thể chế Nghị quyết 27, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương đã có rất nhiều phiên họp. Bốn nội dung thực hiện được đã rõ, hai nội dung chưa thực hiện được cũng có lý do.

Ông Đặng Thuần Phong cho hay, cách tính lương mới được xác định theo vị trí việc làm; minh chứng từng vị trí việc làm trên cơ sở đó xác định việc tinh giản biên chế, mức lương với từng vị trí cho phù hợp…

Quá trình thực hiện, cả một quá trình cải cách dài, việc xác định từng vị trí việc làm chưa đồng bộ, chưa có sự thống nhất tương đối giữa các bộ, ngành cũng như giữa các địa phương mặc dù chung một lĩnh vực. Lương của lực lượng vũ trang cũng có biến động nhất định.

Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công lập có số lượng rất lớn, nhưng số tự chủ được một phần hay toàn phần (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư) rất thấp, chưa được 30%; phần chưa tự chủ được, ngân sách Nhà nước phải xử lý tới 70%.

Nếu không giải quyết được bài toán vị trí việc làm ở các đơn vị sự nghiệp công lập thì cũng không biết tính nguồn lực thế nào để xử lý đối với vấn đề cải cách tổng thể chính sách tiền lương.

Chính vì vậy, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương cho phép Chính phủ rà soát thật kỹ, tính toán thật kỹ, với công thức phải xác định được vị trí việc làm trên cơ sở giảm được biên chế, xác định vị trí việc làm, lúc đó mới tính ra các mức lương, hệ số lương, các dạng khác đi theo cho hợp lý.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhìn nhận, chúng ta chưa làm được việc này, phải thận trọng, cân nhắc kỹ, sắp tới Chính phủ phải rà soát tổng quát, xem tất cả các bảng lương ở từng lĩnh vực liên quan để có sự thống nhất quản lý Nhà nước về tiền lương. Trên cơ sở đó tính toán nguồn lực, các giải pháp để thực thi hiệu quả chính sách cải cách tiền lương.

Với 9 chế độ phụ cấp hiện nay còn vướng mắc, ông Đặng Thuần Phong thông tin, trước đây có những phụ cấp chiếm tới 40%, giờ rút xuống còn 30%. Tuy nhiên, 9 loại phụ cấp này nếu xử lý không đồng bộ sẽ dẫn tới có những người rất thiệt thòi.

Lý do lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%
Toàn cảnh buổi họp báo.

Những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; những người do đặc thù ở lĩnh vực công tác… nếu bỏ phụ cấp, họ sẽ phải nhận mức lương rất thấp. Có người so với thời điểm hiện hành, chưa cải cách tiền lương, họ còn cao hơn nhưng cải cách rồi lại rất thấp, sẽ không khuyến khích được nhân tài, nỗ lực của người lao động.

Điều này có thể tạo nên những bức xúc nhất định, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm và tư tưởng của người lao động. “Tôi biết Ban chỉ đạo cải cách tiền lương cũng nhận được rất nhiều ý kiến, kiến nghị của các lực lượng liên quan”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nói.

Cũng theo ông Phong, nếu áp dụng đầy đủ theo 9 khoản phụ cấp này sẽ có nhiều bất cập phát sinh. Kể cả người nhận lương hưu trước thời điểm 1/7/2024 cũng khác đi so với số người hưởng lương hưu sau ngày 1/7/2024.

Ông Phong cho rằng, có những “bất cập khó lý giải”, chưa có sự tương thích, đồng bộ giữa các đối tượng thụ hưởng, Ban Chỉ đạo đã đề nghị cho giữ lại để nghiên cứu, hoàn thiện tiếp, tính toán hài hòa khi sử dụng các vấn đề liên quan đến chế độ phụ cấp…

Cùng với đó, Quỹ khen thưởng được xác định bằng 10% tổng Quỹ tiền lương cũng phải tính toán khác đi, trên cơ sở đó có nguồn động viên cho từng cơ quan, đơn vị khi thực hiện cải cách tiền lương.

Ông Đặng Thuần Phong cũng cho biết nếu bỏ mức lương cơ sở sẽ phải sửa hơn 20 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. “Đến giờ phút này vẫn đang rà soát, Chính phủ chưa thể trình, đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp thực hiện đồng bộ cải cách chính sách tiền lương”, lời ông Phong.

Về nguồn lực, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội thông tin, Chính phủ dự kiến cần khoảng 913.000 tỷlý đồng cho đến 2026. Từ năm 2026 về sau, nguồn lực như thế nào thì chưa xác định được.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động

Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Y tế Hà Nội khoá XVII, kỳ họp lần thứ 6 (mở rộng).
Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay 5/12, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 2 đồng, hiện ở mức 24.262 đồng.
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

(LĐTĐ) Các nhà khoa học đang thử nghiệm một giải pháp thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhằm tạo ra phương án dự phòng khẩn cấp cho những tình huống tín hiệu GPS của máy bay bị nhiễu hoặc gián đoạn. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống điều hướng trên không, giúp các phi công duy trì khả năng điều khiển trong những tình huống khẩn cấp.
Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định

Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay 5/12, giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi dữ liệu công bố mới nhất cho thấy những tín hiệu về sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ.
Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm

Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (5/12), giá xăng trong nước được dự báo có thể biến động từ 0,1 - 1,9%. Theo đó, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể biến động 0,3% về mức 19.780 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 370 đồng (1,8%) về mức 20.480 đồng/lít. Thị trường thế giới giá dầu tương lai giảm gần 2% khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định sắp tới của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng.
Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

(LĐTĐ) Nhằm hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh, trong thời gian qua, Chi cục Dân số Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dân về bình đẳng giới, nâng cao quyền của phụ nữ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo tập trung vào 4 nhiệm vụ: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức ại hội Đảng các cấp từ cấp chi bộ; Tập trung cao độ trong công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; Chỉ đạo quyết liệt trong xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Tin khác

Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

(LĐTĐ) Các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành và dự kiến các phương án để báo cáo Ban Chỉ đạo về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ từ ngày 9/12 đến ngày 15/12.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái đồng chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025.
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động

Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động

(LĐTĐ) Việc ra mắt Trung tâm phục vụ hành chính công nhằm đạt mục tiêu 100% hồ sơ tiếp nhận được số hóa trước khi giải quyết, giải quyết thành công được lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.
Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

(LĐTĐ) Ngày 2/12, tại trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn  bộ máy của hệ thống chính trị

Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị

(LĐTĐ) Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc

Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc

(LĐTĐ) Tại cuộc Họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phương án tinh gọn bộ máy ở Quốc hội sẽ có thay đổi và ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ sau.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh

Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh

(LĐTĐ) Hôm nay 1/12, thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh, Nghệ An còn 20 đơn vị hành chính cấp huyện.
Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành

Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8.
Xem thêm
Phiên bản di động