Mang Tết ấm đến với người nghèo

Với tình cảm, sự quan tâm, đồng thời cũng là quyết tâm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau của Thành phố, các cấp, ngành, địa phương của Thủ đô luôn nỗ lực để “nhà nhà, người người” có Tết.
Chuỗi hoạt động “Tết Nhân ái” chăm lo cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn Chăm lo, hỗ trợ 1 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết

Những ngày cuối cùng của tháng Chạp, trong căn nhà của chị Phạm Thị Xuân (ngõ 12 Chính Kinh, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) ắp đầy hương vị ngày Tết. Là hộ cận nghèo ở phường Nhân Chính, bản thân chị Xuân sức khỏe yếu, lại phải nuôi con trai sinh năm 2000, đang tuổi ăn học và chưa có việc làm. Hai mẹ con chị Xuân sống trong một căn phòng chật chội, xuống cấp, đời sống vô cùng khó khăn. Nhằm giúp đỡ chị Xuân vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tháng 7/2022, chính quyền địa phương đã hỗ trợ chị 125 triệu đồng để sửa nhà và mua xe máy cho con trai của chị Xuân có phương tiện đi làm thêm.

"Từ khi được chính quyền giúp đỡ, cuộc sống gia đình tôi bước sang một trang mới. Chúng tôi có nhà mới để ở, con tôi có việc làm, có nguồn thu nhập hỗ trợ mẹ. Chúng tôi rất phấn khởi vì năm nay gia đình có điều kiện sắm Tết tươm tất, đủ đầy hơn mọi năm”, chị Xuân cho biết.

Mang Tết ấm đến với người nghèo
Bà Phạm Thị Nga (thôn Đại Bản, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm) trong buổi đón nhận nhà mới được xây dựng từ những sự trợ giúp thơm thảo.

Tương tự gia đình chị Xuân, không khí Tết cũng đã đến sớm trong căn nhà mới của bà Phạm Thị Nga (thôn Đại Bản, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm). Gia đình bà Nga vốn thuộc diện hộ nghèo, chồng bà Nga lại mắc bệnh nặng cần được điều trị, chăm sóc rất tốn kém. Căn nhà của gia đình xuống cấp nhưng không có điều kiện sửa chữa càng ảnh hưởng nhiều hơn đến sinh hoạt, sức khỏe của các thành viên. Chia sẻ khó khăn với bà Nga, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gia Lâm đã trích quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ gia đình bà Nga 60 triệu đồng. Các ban, ngành, đoàn thể huyện Gia Lâm và anh em, họ hàng, bà con lối xóm cũng đã chung tay hỗ trợ bà Nga xây nhà mới với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng, ngôi nhà vừa khánh thành vào ngày 1/12/2022.

Trong niềm xúc động, phấn khởi, bà Nga bộc bạch: “Nhờ sự quan tâm của cơ quan chức năng, gia đình tôi đã có căn nhà mới, cuộc sống bớt khó khăn, vất vả. Tôi rất ấm lòng và không có lý do gì để không chuẩn bị cho mình một cái Tết tươm tất”.

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng triệu người yếu thế, khó khăn ở thành phố Hà Nội đã nhận được sự quan tâm, trợ giúp ấm áp, nghĩa tình của các cấp chính quyền, ban ngành, cơ quan chức năng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội của thành phố Hà Nội. Với mục tiêu không để ai bị ở lại phía sau, năm 2022, thành phố Hà Nội đã triển khai linh hoạt các biện pháp hỗ trợ giảm nghèo, cũng như thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp xã hội khẩn cấp cho những người cần trợ giúp, bảo đảm an sinh, tạo điểm tựa vững chắc để mọi người cùng vươn lên.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, đến hết tháng 11/2022, toàn Thành phố đã giảm được 1.487/723 hộ nghèo, đạt 192,1% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 dự kiến còn 0,1%, tương đương trên 2.200 hộ nghèo. Vui với niềm vui thoát khỏi cảnh nghèo, người dân khắp nơi trên địa bàn Thành phố rộn ràng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, đến hết tháng 11/2022 toàn Thành phố đã giảm được 1.487/723 hộ nghèo, đạt 192,1% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 dự kiến còn 0,1%, tương đương trên 2.200 hộ nghèo. Vui với niềm vui thoát khỏi cảnh nghèo, người dân khắp nơi trên địa bàn Thành phố rộn ràng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão. Dù còn nhiều lo toan, các gia đình vẫn cố gắng trang trí nhà cửa, sắm sửa thêm những vật dụng thiết yếu để cải thiện cuộc sống, Tết được đủ đầy. Nhìn người người, nhà nhà rộn ràng chuẩn bị Tết và nghe những chia sẻ đầy xúc động của người khó khăn, yếu thế, người ta có thể cảm nhận, trên khắp Thành phố sắc xuân ấm no đang hiện hữu, còn cái nghèo, cái khó đang dần dần lùi xa.

Và trong những ngày cận Tết, hoạt động chăm lo, giúp đỡ người nghèo đón Tết diễn ra khắp nơi trên địa bàn Thành phố. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các quận, huyện, Hội Bảo trợ người tàn tật Thành phố, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Quỹ bảo trợ trẻ em thành phố... liên tục nhận được sự giúp đỡ bằng tiền mặt và vật chất của các cá nhân, tổ chức giúp người nghèo đón Tết. Liên đoàn Lao động Thành phố tăng cường tổ chức hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhất là CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn như: Tổ chức Tết sum vầy, Chợ Tết Công đoàn, tổ chức xe đưa công nhân ở xa về quê ăn Tết, trao Mái ấm Công đoàn, trao trợ cấp Tết cho công nhân… Ủy ban nhân dân Thành phố đã quyết định dành kinh phí hơn 550 tỷ đồng để tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt…

Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách, trong dịp năm hết, Tết đến, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể Thành phố vẫn dành thời gian trực tiếp đi thăm hỏi, chúc Tết các lão thành cách mạng, gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn điển hình ở từng địa phương, đặc biệt là khu vực ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn dù trong điều kiện công việc bộn bề… Những chuyến thăm này càng giúp cái Tết của người nghèo, người yếu thế thêm ấm áp, thắm đượm nghĩa tình…

Mùa xuân mới đã đến, Tết đã về. Niềm vui của người nghèo, người yếu thế bừng lên qua nụ cười, ánh mắt khi được đón nhận sự quan tâm, sẻ chia, hỗ trợ của Thành phố, các cấp, ngành và của cộng đồng xã hội đã lan tỏa thêm hơi ấm, sức xuân và cho mùa xuân thêm trọn vẹn với tất cả mọi người.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động