Mê Linh: Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống bệnh dại
Hà Nội đi đầu phòng chống bệnh dại Hà Nội: Xử phạt chủ vật nuôi để chó, mèo không tiêm vắc xin dại Người phụ nữ tử vong do bệnh dại sau 3 tháng bị chó nhà cắn |
Vừa qua, Đoàn công tác do Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội Khổng Minh Tuấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trung tâm Y tế huyện Mê Linh và xã Mê Linh về chủ động đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.
Đoàn công tác trực tiếp tuyên truyền cho người dân cách phòng, chống bệnh dại. |
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mê Linh, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc 6 người dân bị một con chó nuôi tại hộ gia đình thuộc thôn Liên Trì cắn. Sau khi cắn liên tiếp 6 người, con chó tiếp tục cắn một số con chó khác của các gia đình lân cận. Ngay sau khi nhận được tin báo, UBND xã Mê Linh đã kịp thời xử lý theo hướng dẫn, báo cáo, lấy mẫu con chó nghi bệnh dại gửi Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm, kết quả dương tính vi rút dại và tổ chức tiêu huỷ xác con chó theo quy định.
Song song với đó, UBND xã Mê Linh cũng điều tra, tiêu hủy 18 con chó quanh khu vực con chó dại; tổ chức tiêm vắc xin dại, tiêm vét cho đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng, hết miễn dịch, mới nhập nuôi, mới lớn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thú y... Đặc biệt, đối với 6 người dân bị chó cắn đã được điều trị dự phòng như tiêm vắc xin phòng dại, truyền huyết thanh kháng dại trên người. Cán bộ Trạm Y tế xã Mê Linh cũng hướng dẫn người dân theo dõi, giữ gìn sức khỏe.
Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn, cào từ động vật, như chó, mèo... sang người. Người bị chó, mèo mang mầm bệnh cắn có nguy cơ tử vong cao nếu không được tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.
Tại xã Mê Linh, ngay sau khi xuất hiện trường hợp chó dạim các ngành chức năng đặc biệt quan tâm, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức phòng bệnh, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Theo đó, nhằm tích cực phòng, chống bệnh dại, xã Mê Linh đã tiến hành phun khử trùng tiêu độc khoanh vùng tại ổ dịch và trong toàn bộ địa bàn thôn Liễu Trì theo quy định; triển khai rà soát bao vây ổ dịch; thực hiện tuyên truyền để người dân nắm được mức độ nguy hiểm của bệnh dại và biện pháp chủ động phòng, chống dịch ít nhất 6 lần/ngày.
Trung tâm Y tế huyện Mê Linh cũng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội, Trạm Y tế xã Mê Linh truyền thông trực tiếp về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn xã Mê Linh.
Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội cũng đã giám sát thực tế công tác phòng, chống bệnh dại tại các hộ dân trên địa bàn xã Mê Linh, đồng thời tuyên truyền đến người dân các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Trưởng đoàn công tác cũng đề nghị xã Mê Linh tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn. Riêng đối với Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế xã cần chủ động giám sát, tuyên truyền sâu rộng đến người dân để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh, bệnh dại nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Do đó, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Trong đó, người dân nên tiêm phòng 100% cho chó, mèo đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; không bán hoặc tiêu thụ thịt chó, mèo… bị ốm hoặc nghi ngờ dại vì có thể làm cho bệnh dịch lây lan.
Khi phát hiện trường hợp chó nghi dại, chó cắn nhiều người, hoặc nhiều chó, mèo trên địa bàn, cần báo ngay với chính quyền địa phương… Bên cạnh, các địa phương cần quản lý chặt chẽ việc chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán chó, mèo và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định về chăn nuôi động vật.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội Khổng Minh Tuấn (thứ 2 từ phải sang) đề nghị Trung tâm Y tế huyện Mê Linh và Trạm Y tế xã chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại. |
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, khi người dân bị chó cắn việc đầu tiên là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ tư vấn và tiêm phòng. Khi bị chó cắn (nếu chó của nhà nuôi) nên nhốt con vật lại để theo dõi. Trường hợp bị chó ở ngoài đường cắn nên chủ động đi tiêm phòng.
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gặp ở mọi lứa tuổi và có nguy cơ tử vong rất cao. Mùa hè nắng nóng là thời điểm có những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát, đặc biệt là bệnh dại. Vì thế, người dân không nên chủ quan, những nhà nuôi chó nên đi tiêm phòng đầy đủ cho chó. Nếu cho chó đi ra ngoài nên rọ mõm để phòng bệnh cho cộng đồng.
Khi bị chó, mèo cắn hoặc nghi ngờ có tiếp xúc với chó, mèo có nhiễm dại, cần ngay lập tức rửa vết thương với xà phòng và nước trong thời gian khoảng 10 - 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa bằng nước. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Sau đó, lau khô vết thương, sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn iốt. Nếu vết thương rộng, chảy máu nhiều dùng băng gạc băng vết thương lại rồi đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý tiếp theo. Lưu ý, tránh sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm, chữa bằng thuốc nam. Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00