Mở cửa du lịch trở lại, người dân thành phố Hồ Chí Minh "người mừng kẻ lo"
Phấn khởi và lo lắng
Vừa qua, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 13 khách sạn và 2 công ty lữ hành quốc tế đủ điều kiện đón khách quốc tế theo chương trình thí điểm đón khách du lịch nước ngoài đến Thành phố. Chương trình thí điểm sẽ diễn ra theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng 1 đến 31/3/2022, giai đoạn 2 từ tháng 4/2022.
Việc mở cửa du lịch, đón khách quốc tế trở lại trong thời điểm này được nhiều doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh đánh giá là “cứu cánh” cho cả ngành du lịch Việt Nam. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, ngành du lịch đã phải luôn trong trạng thái “ngủ đông” chờ ngày hoạt động trở lại.
Không những vậy, nhiều ngành nghề ăn theo du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đang nóng lòng chờ ngày được phục vụ khách nước ngoài, vốn là nguồn thu chính của họ. Ông Trần Văn Phúc (52 tuổi, ngụ quận 3), tiểu thương tại chợ Bến Thành là một trường hợp như vậy, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, khách nước ngoài không còn, doanh thu của ông theo đó cũng sụt giảm hơn 80%.
Các tiểu thương tại chợ Bến Thành mong chờ ngày phục vụ khách quốc tế. |
“Tôi mong chờ khách du lịch nước ngoài quay trở lại Sài Gòn từng ngày. Năm ngoái, chợ Bến Thành vắng như chùa Bà Đanh, nhiều người không trụ nổi phải dẹp tiệm, cho thuê lại chỗ bán”, ông Phúc nói.
Cũng mong ngày được đón khách du lịch quốc tế trở lại, anh Tiêu Hữu Toàn (28 tuổi, ngụ quận 5) một hướng dẫn viên du lịch inbound (khách quốc tế) cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát, du lịch quốc tế ngừng hoạt động, anh buộc phải nghỉ việc tạm thời, và phải chuyển sang nghề khác. Hiện anh Toàn vừa bán trái cây trên mạng, vừa viết nội dung cho một số trang web.
“Công ty cũng hứa hẹn khi được đón khách quốc tế trở lại, sẽ gọi tôi về làm lại. Nên bây giờ tôi cố gắng làm cầm chừng để có thu nhập trang trải cuộc sống, rồi sau này nếu được sẽ tiếp tục làm hướng dẫn viên du lịch”, anh Toàn nói thêm.
Tuy nhiên, số ca Covid-19 mới tại thành phố Hồ Chí Minh từ sau Tết Nguyên đán 2022 có xu hướng tăng cao, cùng với sự xuất hiện của 183 ca nhiễm biến thể Omicron (172 ca nhập cảnh, 11 ca cộng đồng, tính đến ngày 22/2) khiến một số lao động tại thành phố Hồ Chí Minh không khỏi lo lắng, khi nghe tin khách quốc tế trở lại Thành phố.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, số ca Covid-19 mới mỗi ngày bình quân là 666 ca/ngày/tuần (từ 14-20/2), gấp 2,89 lần so tuần trước đó (230 ca/ngày/tuần, từ 7-13/2); số ca nặng có hỗ trợ hô hấp tăng nhẹ, số ca tử vong tiếp tục ở mức thấp, trong đó số ca tử vong từ các tỉnh khác chiếm tỉ lệ cao.
Không ít người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh lo lắng khách quốc tế sẽ mang các biến thể mới vào Việt Nam. |
Anh Trần Trung Nghĩa (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh), hiện đang là nhà thầu xây dựng cho biết, việc đón khách quốc tế trở lại vào thời điểm này là chưa hợp lý, khi số ca nhiễm đang tăng mạnh trở lại, cộng thêm sự xuất hiện của biến chủng mới nên việc đón khách quốc tế là rất rủi ro.
“Cả năm 2021, tôi không làm được gì. Khi dịch bùng ở Sài Gòn vào tháng 4, tôi cố gắng bám trụ 2 tháng nhưng dịch vẫn còn căng, nên đành lái xe máy với mấy anh em về quê. Bây giờ khách du lịch quốc tế vào, lỡ lại mang biến thể này, biến thể kia, rồi lại giãn cách thì chúng tôi chết đói”, anh Đức nói.
Anh Đức cho biết, trong đợt Tết Nguyên đán 2022 vừa qua, anh phải bán hơn 100m2 đất ở quê với giá 250 triệu đồng để có tiền trả nợ và cho vợ con đi mua sắm Tết. Còn dư một ít thì anh cầm vào thành phố Hồ Chí Minh làm vốn để thuê nhân công, mua nguyên vật liệu.
Doanh nghiệp du lịch đã chuẩn bị gì?
Sau khi được đón khách quốc tế trở lại, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã chuẩn bị sẵn sàng từ các khâu phòng dịch, cơ sở vật chất, nhân lực để đón khách trong điều kiện thích ứng nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng dịch cho nhân viên và du khách.
Bà Hoàng Thùy Linh, Phó giám đốc Tiếp thị truyền thông Saigontourist cho biết, về nhân sự, nhiều người đã phải làm thêm một số công việc tạm thời để có thêm thu nhập trong mùa dịch nhưng tỷ lệ nhân viên nghỉ việc rất thấp. Trước dịch, công ty có 1.200 nhân viên chính thức trên khắp cả nước, nay còn gần 900 người.
Về công tác xử lý F0, bà Linh cho biết, nếu kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, khách du lịch sẽ được đưa đến cơ sở chữa bệnh đáp ứng điều kiện để điều trị y tế theo quy định hiện hành của Bộ Y Tế.
Mở cửa du lịch quốc tế là một cứu cánh cho các doanh nghiệp ngành du lịch. Ảnh: Saigontourits |
Theo đó, quy trình xử lý gồm 4 bước, gồm: Tạm thời cách ly F0 ở buồng cách ly hoặc khu vực cách ly của khách sạn và liên hệ cơ quan y tế của địa; Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0 (Nếu F0 có dấu hiệu suy hô hấp, cho thở oxy và chuyển F0 đến bệnh viện điều trị Covid-19 trên địa bàn); Báo cáo danh sách F0 về trung tâm y tế địa phương gần nhất; Tạm ngưng hoạt động khu vực xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1 (theo quy mô ổ dịch) và theo dõi F1 tùy theo trường hợp quy định.
Bà Linh cũng cho biết, trong suốt thời gian dịch bệnh, công ty vẫn duy trì kết nối làm việc với các đối tác để cung cấp các thông tin chính thống và cập nhật các quy định Visa của Việt Nam và các nước lân cận như Campuchia, Lào, Thái Lan...điểm đến thu hút khách quốc tế với các tour Đông Dương, đồng thời chủ động xây dựng các sản phẩm tour và dịch vụ du lịch thu hút khách quốc tế khi vào Việt Nam.
Tương tự, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó Giám đốc Tiếp thị Vietravel cho biết, việc Việt Nam công bố mở cửa sớm sẽ giúp cho doanh nghiệp mạnh dạn mở bán tour đến khách quốc tế và thu hút du khách trở lại dần vào giai đoạn từ cuối tháng 3/2022.
Theo đó, Vietravel đã hoàn thiện các bộ sản phẩm phù hợp với các yêu cầu đón khách du lịch quốc tế và đáp ứng các yêu cầu đi du lịch của khách hàng tại các thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ, Châu Âu,...; đồng thời tăng cường công tác tiếp thị đến các đối tác và khách hàng ở những thị trường nói trên.
Về quy trình khách du lịch F0, bà Khanh cho biết, công ty sẽ sắp xếp cho khách cách ly tại điểm cách ly tập trung theo quy định của nhà nước hoặc xin được cách ly ngay tại khách sạn/resort nơi đang lưu trú (nếu được y tế và các cơ quan liên quan đồng ý).
“Trong quá trình cách ly, phía Vietravel luôn đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong quyền hạn được phép như gọi điện thăm hỏi, mua hộ các đồ dùng vệ sinh cá nhân. Đồng thời theo sát các dịch vụ đi kèm như vé máy bay về nước, visa,...để xử lý cho khách”, bà Khanh nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01