Mô hình chăn nuôi bò sinh sản: Tạo cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân

Nhằm hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo tại các xã dân tộc miền núi, các hộ có điều kiện chăn nuôi bò sinh sản, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản. Sau 5 năm triển khai, mô hình đã đem lại hiệu quả trông thấy, nhiều hộ cận nghèo, hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Thường Tín: Tiếp tục nhân rộng mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản

Thoát nghèo nhờ nuôi bò sinh sản

Trong chiều tháng 8 nắng gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Đỗ Thị Khuyên (thôn 3, xóm Vao, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) để cùng nghe câu chuyện vươn lên thoát nghèo của đôi vợ chồng khuyết tật. Chị Khuyên kể, trước đây, vợ chồng chị là hộ cận nghèo. Cả hai vợ chồng đều là người khuyết tật, trong khi đó vợ chồng chị còn phải nuôi 2 con ăn học nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Thu nhập của vợ chồng chị chỉ trông vào việc đi bán hàng từ thiện của chồng và vài sào ruộng.

Trong lúc khó khăn, vợ chồng chị Khuyên được Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất lựa chọn tham gia mô hình Chăn nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Tham gia mô hình, chị Khuyên được cán bộ khuyến nông tận tình hướng dẫn cách chăm sóc, phòng dịch và phối giống. Hiện tại, bò giống nhà chị Khuyên đã sinh sản lứa thứ 2 được 3 tháng.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản: Tạo cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân
Nhờ tham gia mô hình Chăn nuôi bò sinh sản, chị Đỗ Thị Khuyên đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Nguồn thu nhập từ bán bê đã giúp gia đình chị Khuyên vơi bớt khó khăn. Với lứa bê đầu, vợ chồng chị bán được 16 triệu đồng. Trong đó, vợ chồng chị dành ra 1 khoản để mua xe đạp điện cho con gái lớn đi học, số tiền còn lại vợ chồng chị tiếp tục dầu tư làm ăn, trang trải cuộc sống. Với bản tính chăm chỉ, cần củ, chỉ sau một thời gian ngắn vợ chồng chị Khuyên đã vươn lên thoát nghèo.

Cũng thoát nghèo chỉ sau 2 năm sau khi nuôi bò sinh sản, chị Đinh Thị Na, thôn 1 Yên Bình, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất không giấu được niềm vui khi bò nhà chị đang có bầu lứa thứ 3. Chị Na cho biết, gia đình chị là hộ cận nghèo nên được hỗ trợ 70% giống và thức ăn cho bò. Vốn có kinh nghiệm nuôi bò từ khi chưa lấy chồng nên việc chăn nuôi bò với chị không quá khó khăn. “Trong quá trình nuôi bò, cán bộ khuyến nông cũng luôn hỏi thăm, tư vấn kịp thời về thức ăn thô, thức ăn tinh và cách chăm sóc bò nên tôi rất yên tâm. Thời gian tới, nếu bò sinh sản được bê cái, vợ chồng tôi sẽ giữ lại để nhân giống, từ đó phát triển kinh tế gia đình’”, chị Na chia sẻ.

Bà Vương Thị Chung, Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất cho biết, mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai trên địa bàn từ năm 2017 tới nay. Qua thời gian chăn nuôi, khoảng 90% hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạch Thất đã vươn lên thoát nghèo. Số còn lại là đối tượng nghèo bền vững nên không có cơ hội xóa nghèo. Theo bà Chung, phát huy những kết quả đạt được, những năm tới Trạm Khuyến nông huyện sẽ tiếp tục đầu tư phát triển mô hình bò sinh sản ở những vùng đệm và vùng miền núi ở địa phương, qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Không chỉ có riêng huyện Thạch Thất, mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã góp phần tạo công ăn việc làm cho những hộ nghèo ở những xã miền núi khó khăn. Riêng đối với mô hình triển khai năm 2017, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, 100% các hộ nghèo tham gia mô hình tại huyện Ba Vì, Thạch Thất thoát nghèo; 36,6% các hộ tham gia mô hình tại huyện Mỹ Đức thoát nghèo.

Khẳng định hiệu quả sau 5 năm triển khai

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản (Trung tâm khuyến nông Hà Nội), mô hình nuôi bò sinh sản được triển khai năm 2017, chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo tại các xã dân tộc miền núi, các hộ có điều kiện chăn nuôi bò sinh sản tại các xã chăn nuôi bò trọng điểm theo quy hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Sau 5 năm triển khai, các mô hình đều cho kết quả tốt, đàn bò cái nền lai Sind, lai Brahman dễ nuôi, ít bệnh tật, sinh sản tốt, bê con sinh ra đều sinh trưởng phát triển tốt cho thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng/1 con bê đực, đặc biệt những bò cái sinh sản phối tinh bò BBB sinh bê đực đã bán được 18 triệu đồng/con, đối với bê cái có giá trị cao hơn hoặc tiếp tục để làm giống.

“Mô hình đã được đánh giá cao vì có ý nghĩa rất to lớn đối với các hộ nghèo. Đây vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đồng thời là động lực, sự động viên hỗ trợ lớn lao về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của cộng đồng với các hộ nghèo. Mô hình đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững tại các huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, ông Sơn khẳng định.

Bên cạnh đó, để có được thành công của mô hình, không thể không kể đến sự vào cuộc sát sao của đội ngũ cán bộ khuyến nông từ Thành phố tới cấp cơ sở. Theo đó, các cán bộ khuyến nông đã theo dõi sát sao từ khâu chọn điểm, chọn hộ và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò cho các hộ gia đình. Ở các giai đoạn quan trọng nuôi bò như động đực, phối giống, trong thời gian bò mang thai cán bộ khuyến nông luôn đồng hành với các hộ gia đình để bò sinh sản thuận lợi.

Ngoài huyện Thạch Thất, mô hình nuôi bò sinh sản còn được triển khai ở các xã vùng sâu vùng xa của huyện Ba Vì, Mỹ Đức, do đó việc hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không có điều kiện xuống kiểm tra các mô hình thường xuyên nên cán bộ của phòng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản đã ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các nhóm hộ nuôi bò để kịp thời hỗ trợ chủ hộ. Theo đó, cán bộ phòng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản đã lập nhóm Zalo kết nối các nhóm hộ kết nối trong huyện hoặc các huyện với nhau. Qua đó, vừa tạo cơ hội cho các hộ gia đình trao đổi kinh nghiệm nuôi bò, đồng thời, cán bộ khuyến nông nắm bắt kịp thời những vấn đề của các hộ chăn nuôi gặp phải từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Không chỉ là hướng đi đúng giúp các hộ cận nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, mô hình chăn nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cũng góp phần chủ động con giống đáp ứng nhu cầu tại địa phương, tạo sự đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, mô hình chăn nuôi bò còn sử dụng hiệu quả lao động nông nhàn ở địa phương gắn với việc chăn nuôi tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp, hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sản lượng thịt bò cung cấp cho thị trường Thủ đô.

Từ năm 2017 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng và triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản với tổng quy mô đã hỗ trợ 485 con bò với 328 hộ tham gia tại các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Oai. Đối với mô hình hỗ trợ hộ nghèo, vùng núi được hỗ trợ 70% con giống, 70% thức ăn; đối với mô hình hỗ trợ các hộ vùng đồng bằng được hỗ trợ 50% con giống và 50% thức ăn. Riêng năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đang tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi bò sinh sản quy mô 100 con bò cái (hỗ trợ 50% giống, thức ăn) tại 04 huyện Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thạch Thất, Chương Mỹ.
Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Xem thêm
Phiên bản di động