Mở thêm các tuyến xe từ Bờ Hồ đi các điểm đến du lịch của Hà Nội
Đánh thức giấc ngủ đêm: Hướng đi mới kích cầu du lịch nội địa | |
Ứng dụng công nghệ trong không gian nghệ thuật sáng tạo | |
Bàng – Sản phẩm lưu niệm đặc trưng của di tích Nhà tù Hỏa Lò |
Đây là cuộc thi do Công đoàn viên chức Hà Nội và Báo Lao động Thủ đô phối hợp tổ chức. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn ý tưởng sáng tạo của tác giả Nguyễn Thu Hà:
Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tuổi thơ đi qua những năm tháng Hà Nội bình yên, thư thái nhẹ nhàng với tiếng tàu điện leng keng chạy xuyên dọc những tiểu khu nho nhỏ, tuổi thanh niên đi qua những năm Hà Nội bắt đầu công cuộc đổi mới, ồn ào hơn, náo nhiệt hơn như lời của bài hát “Hà Nội những công trình” với những quận huyện ngoại thành mở rộng… Để rồi, tuổi trung niên đã tới với một Hà Nội ở một tầm cao mới: là thành phố của sự đa dạng với hệ thống di sản dày đặc, cơ sở hạ tầng văn hóa phong phú, mạng lưới làng nghề thủ công rộng khắp cùng cộng đồng sáng tạo mới mẻ. Tiềm năng, lợi thế này đưa Hà Nội trở thành nơi nuôi dưỡng, hội tụ và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo lan tỏa trong xã hội.
Khi tôi còn ít tuổi, Hà Nội chỉ khoanh vùng trong trí óc chúng tôi là Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Công viên Thống Nhất (công viên Lê Nin)… và các địa chỉ mà để đi đến được là cả một sự thu xếp, xây dựng kế hoạch của nhà trường theo từng năm học như Thành Cổ Loa (Đông Anh), đền Gióng (Sóc Sơn)...
Hồ Gươm - nơi mà mỗi người con Hà Nội luôn nhắc đến mỗi khi nhớ về |
Giờ đây, Hà Nội là một điểm đến với rất rất nhiều khu vui chơi danh thắng để thu hút du khách vào mỗi ngày nghỉ: Con đường bích hoạ Phùng Hưng, phố đi bộ Hồ Gươm, những công viên, những phố cổ, phố ẩm thực, các di tích danh thắng như Hoả Lò, Nhà lưu niệm, Bảo tàng… ngoài ra các làng nghề truyền thống cũng được quan tâm, bảo tồn và phát triển như làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng mây tre đan Phú Nghĩa - Chương Mỹ, làng Hoa Tây Tựu…
Vinh dự và tự hào khi Hà Nội chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo. Những năm qua, với nền tảng văn hóa truyền thống và đặc trưng hội tụ, kết tinh, lan tỏa, Hà Nội luôn là mảnh đất ươm mầm, thu hút sức sáng tạo từ mọi miền đất nước. Sự ra đời và phát triển của ngày càng nhiều không gian sáng tạo là lời khẳng định cho những tiềm năng ấy; đồng thời củng cố, kiến tạo nên thương hiệu thành phố sáng tạo cho Thủ đô Hà Nội.
Sản phẩm các bạn nhỏ tự tay thực hiện tại Làng gốm Bát Tràng - Gia Lâm |
Góp phần vào sự đổi mới sáng tạo đưa Thủ đô xứng đáng với tầm cỡ của mình ở Châu lục và Thế giới, có rất nhiều các Nhà hoạch định, các dự án về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, giáo dục đã, đang và sắp được triển khai. Cá nhân tôi, tôi chỉ có vài mong muốn nhỏ:
Một là, Thành phố đầu tư một hệ thống các tuyến xe đưa đón trong hai ngày cuối tuần mà điểm đầu là Hồ Gươm và điểm đến là các di tích danh thắng như Thành Cổ Loa (Đông Anh), đền Gióng (Sóc Sơn), làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ) hoặc những địa điểm gần như Hoàng Thành Thăng Long, Ô Quan Chưởng, Cầu Long Biên, Chùa Trấn Quốc, …vân vân và vân vân.
Hà Nội - thành phố thực sự hoà bình trong tâm trí những du khách |
Bởi vì trên thực tế, từ trung tâm thành phố tới các làng nghề tuy không quá xa, nhưng để di chuyển đến đó, nếu không có những tuyến xe cố định tạo nên sự thuận tiện trong di chuyển thì vẫn nảy sinh tâm lý “lười” cho du khách. Có thể đã có một vài tuyến xe buýt như tuyến Bờ Hồ - Hà Đông có bến đỗ gần làng lụa Vạn Phúc, nhưng cũng mới chỉ là “gần”, nếu có hẳn xe đón du khách từ Bờ hồ đưa tới đúng Chợ Làng Vạn Phúc thì chắc chắn sẽ có thể hút chân du khách tới đây hơn.
Thành phố có thể dành khoảng hai đến ba xe “trực chiến” ở điểm đón khách. Việc phân tuyến xe có thể linh hoạt theo nhu cầu đăng ký hàng ngày tại bến của du khách. Ban quản lý bến xe căn cứ lượng khách đăng ký để điều xe đưa đón tới các làng nghề, không nhất thiết phải đi tất mà không có khách hoặc ít khách. Mỗi ngày cuối tuần chỉ cần có một lượt xe sáng đi làng nghề, chiều về trung tâm, đều đặn sẽ thành một “thói quen” tham quan các làng nghề, đem lại lợi ích cho sự phát triển kỹ năng sống của cả người lớn và trẻ nhỏ.
Hai là, Thành phố quản lý những bãi trông xe lân cận khu vực Hồ Gươm một cách bài bản hơn nữa để du khách gửi xe trong những ngày cuối tuần được thuận tiện, dễ gửi, dễ lấy và mức giá trông coi “hợp lý”. Hiện nay, theo tôi được biết, chỉ có bãi xe ở Vườn hoa Con Cóc (lúc mới có tuyến phố đi bộ là Đoàn thanh niên Công an trông giữ, giờ ko rõ phân cho bên nào) là thu phí hợp lý (5.000 đồng/ xe máy), còn lại các bãi xe khác như sườn bên phải của toà nhà Hàm cá mập (Cầu Gỗ), bãi xe đầu ngã tư Hàng Dầu - Lò Sũ, bãi xe ở phố Nguyễn Xí … thường thu giá khá cao (10.000 đồng - 20.000 đồng/ xe, có những lúc cao điểm lên tới 30.000 đồng - 50.000 đồng/ xe). Với mật độ dân cư đông đúc, đất đai chật hẹp ở trung tâm thành phố, việc thêm được một điểm đủ độ rộng để làm bãi trông giữ xe là rất khó khăn, thế nên việc có thể làm theo tôi nghĩ chỉ là quản được mức thu phí của các bãi xe, làm sao để người dân, du khách về trung tâm vui chơi ngày cuối tuần có thể bớt “hãi hùng” khi nhắc đến giá vé trông coi xe cộ…
Tại sao trong bài thi “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố hoà bình” mà tôi lại mong hai điều kể trên (?) Bởi vì, như đã nói ở trên, tôi chỉ là một người lao động đơn thuần trong đông đảo người lao động Thủ đô, thế nên những sáng tạo to lớn thuộc về tầm vĩ mô đã có và sẽ có nhiều người giỏi hơn tôi, trẻ hơn tôi hiến kế cho Thành phố.
Tôi chỉ muốn nói lên ý kiến đơn giản để “giảm tải” bớt cho Hồ Gươm trong những ngày nghỉ, bởi tôi nghĩ, nếu phương tiện thuận lợi cho việc di chuyển từ Hồ Gươm - trung tâm thành phố đến các Làng nghề, các Trung tâm văn hoá, các Di tích danh thắng, các Đền chùa Miếu mạo thì chắc hẳn sẽ có rất nhiều các gia đình, các nhóm bạn, các du khách quốc tế sẽ lên xe từ Hồ Gươm đi thăm thú các điểm đến lân cận quanh trung tâm Hà Nội, đó là những nơi vừa có nhiều không khí trong lành để hít thở tự do, vừa có không gian đẹp để “phục vụ” các hoạt động chụp ảnh, vui chơi, vừa có “tư liệu” làm hành trang cuộc sống…
Và hơn nữa, đó chính là sự kết nối từ Trung tâm Thủ đô và vùng phụ cận - mở rộng không gian Hà Nội - thành phố sáng tạo, thành phố vì hoà bình./.
* Tít do Lao động Thủ đô đặt
Nguyễn Thu Hà (Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49