Chương trình giáo dục phổ thông mới:

Môn Ngữ văn - Sự đổi trục trong giáo dục

(LĐTĐ) Từ năm học 2021 - 2022, bộ sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được đưa vào giảng dạy đồng loạt ở các nhà trường. Dù chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai, tập huấn đến giáo viên khoảng 2 năm nay, nhưng đến thời điểm hiện tại, càng gần ngày thay sách, mọi thứ càng trở nên gấp rút và giáo viên cần tâm thế, sự chuẩn bị tốt nhất cho thay đổi lớn lao này.
Hà Nội kích hoạt dạy học trực tuyến sau kỳ nghỉ Tết Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 Tổ chức cho giáo viên góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6

Thay đổi căn cốt từ mục tiêu, quan điểm giáo dục

Theo cô giáo Trần Thị Thảo (Tổ trưởng Tổ Xã hội, Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông), chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn là sự đổi trục trong giáo dục. Nói như vậy có nghĩa rằng, đây là sự thay đổi căn cốt từ trong mục tiêu, quan điểm giáo dục và giá trị cốt lõi của bộ môn. Nếu chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chủ yếu hướng tới phát triển kiến thức, kỹ năng cho học sinh thì chương trình mới chuyển trục hình thành, nuôi dưỡng và phát triển các phẩm chất, năng lực cho người học.

Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.

Môn Ngữ văn - Sự đổi trục trong giáo dục
Chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe. (Ảnh minh họa)

Mục tiêu giáo dục phát huy tính chủ động, tiềm năng của mỗi học sinh, hình thành và phát triển cho người học những phẩm chất cao đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm…; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính thông qua những hoạt động khám phá, tiếp nhận các văn bản ngôn từ, đặc biệt là văn bản văn học cùng với các hoạt động rèn luyện nghe, nói và thực hành tạo lập các kiểu văn bản thông dụng; góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe.

Ở mỗi cấp học, chương trình Ngữ văn được thiết kế để hiện thực hóa những mục tiêu cụ thể. Đối với cấp Tiểu học: Bước đầu hình thành năng lực chung, năng lực ngôn ngữ qua kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phát triển năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ… Đối với cấp Trung học cơ sở: Tiếp tục phát triển phẩm chất, năng lực tốt đẹp đã được hình thành từ cấp Tiểu học và nâng cao, mở rộng về các phẩm chất, năng lực (tự hào dân tộc, ước mơ, khát vọng…). Đối với cấp Trung học phổ thông: Mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực đã được bồi đắp ở cấp Trung học cơ sở, phát triển các phẩm chất, năng lực (bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão…).

Về nội dung cốt lõi, cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở được coi là giai đoạn 1 (Giáo dục cơ bản). Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức văn học và tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học khác (năng lực ngôn ngữ); hình thành và phát triển năng lực văn học; đồng thời, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Cấp Trung học phổ thông là giai đoạn 2 (Giáo dục hướng nghiệp). Chương trình môn học củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ, yêu cầu cao hơn về năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về chủ đề và kỹ thuật viết, trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học.

Cũng theo cô giáo Trần Thị Thảo, chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn còn thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ chỉ đánh kết quả qua các bài kiểm tra định kì để xếp hạng sang đánh giá quá trình nhằm cân bằng và điều chỉnh quá trình dạy học; chuyển từ đánh giá việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề, khả năng tư duy và sáng tạo; chuyển từ một kênh giáo viên đánh giá sang đánh giá đa chiều, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Chương trình Ngữ văn 6 và sự chuẩn bị của nhà trường

Cô giáo Trần Thị Thảo cho biết: Năm học 2021 - 2022 chờ đón sự thay đổi với chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6. Vì trục giáo dục đã thay đổi từ kiến thức sang năng lực nên chương trình Ngữ văn 6 được thiết kế theo các năng lực sẽ hình thành ở người học: Nghe - nói - đọc - viết. Chính từ mục tiêu và nội dung cốt lõi này nên ngay từ năm học 2020 - 2021, giáo viên Ngữ văn trường Trung học cơ sở Ban Mai đã tập trung nghiên cứu thông tư, chương trình và tiến hành trao đổi, báo cáo tìm hiểu và bước đầu vận dụng vào một số tiết học tăng cường môn Ngữ văn tại các lớp học.

Về kỹ năng nghe: Giáo viên rèn cho học sinh cách nghe chủ động theo quy trình bốn bước cũng là bốn yêu cầu cơ bản của kỹ năng lắng nghe: Nghe - hiểu, nghe - phản hồi, nghe - chắt lọc, nghe - ghi nhớ. Giáo viên áp dụng các phương pháp phát triển kỹ năng nghe chủ động qua các hoạt động cụ thể trong giờ học như: Nghe đọc truyện, nghe và điền từ, nghe để trả lời câu hỏi, nghe để tóm tắt lại… và kết hợp nghe - nói tương tác qua hoạt động thảo luận, tranh biện, bày tỏ quan điểm.

Môn Ngữ văn - Sự đổi trục trong giáo dục
Ngay từ năm học 2020 - 2021, giáo viên Ngữ văn trường Trung học cơ sở Ban Mai đã tập trung nghiên cứu thông tư, chương trình và tiến hành trao đổi, báo cáo tìm hiểu và bước đầu vận dụng vào một số tiết học tăng cường môn Ngữ văn tại các lớp học.

Về kỹ năng nói: Đối với chương trình Ngữ văn 6, kỹ năng nói được cụ thể hóa qua các nội dung học tập như kể về một trải nghiệm đáng nhớ với bản thân, kể được một truyền thuyết và cổ tích một cách sinh động, trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Đặc biệt, kỹ năng nói được phát triển kết hợp với nghe qua hoạt động “nói - nghe tương tác” với việc thảo luận nhóm nhỏ để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Với kỹ năng này, học sinh trường Trung học cơ sở Ban Mai ngay từ lớp 6 đã được rèn luyện trong các giờ thực hành luyện nói và các bài tập dự án ở môn Ngữ văn. Giáo viên tiếp tục tăng cường hoạt động nói và nghe - nói tương tác để rèn năng lực cho học sinh, đồng thời chuẩn bị tốt nhất về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của chương trình mới.

Về kỹ năng đọc: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của chương trình Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 6 nói riêng. Vì vậy, có rất nhiều yêu cầu về nội dung và hình thức. Học sinh cần đọc hiểu văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin với các yêu cầu cụ thể như: Đọc - hiểu nội dung và hình thức, đọc để so sánh và kết nối văn bản, đọc mở rộng; yêu cầu về tư thế đọc, kỹ năng đọc thầm và đọc thành tiếng, kỹ năng đọc lướt, kỹ năng ghi chép trong khi đọc… Điều mới mẻ và thú vị nhất của chương trình Ngữ văn mới đó là học sinh được định hướng đọc mở rộng với những gợi ý và yêu cầu cụ thể. Hoạt động này giúp người học mở rộng kiến thức văn và thực hành kỹ năng đọc - hiểu văn bản đã được giáo viên hướng dẫn.

Với kỹ năng viết: Viết là hoạt động cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người học Văn. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy có thể thấy, học sinh vô cùng vất vả và chật vật với việc tạo lập văn bản. Thông qua tìm hiểu chương trình Ngữ văn lớp 6 mới, những khó khăn học sinh gặp phải được hỗ trợ và định hướng rõ ràng hơn. Kỹ năng viết được hướng dẫn cụ thể từ quy trình viết đến hình thức thực hành viết. Về mặt quy trình, học sinh được hướng dẫn bốn bước từ chuẩn bị trước khi viết đến tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa. Chương trình Ngữ văn 6 học sinh được thực hành viết bài văn miêu tả, tự sự (như chương trình hiện hành) và luyện viết kiểu bài mới như thuyết minh, nghị luận ở mức độ đơn giản.

“Đứng trước những đổi mới rất lớn từ chương trình Ngữ văn, chúng tôi thấy rằng đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho mỗi nhà trường từ cấp quản lí tới giáo viên giảng dạy. Cấp quản lí cần nắm vững cách thức vận hành nhà trường theo chương trình mở đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được tự chủ và linh hoạt trong quá trình dạy - học. Nhà trường cần chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu để triển khai chương trình mới. Đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi cần nắm vững định hướng chương trình, hiểu mục tiêu và cách thức đạt mục tiêu một cách sáng tạo và linh hoạt. Cần hơn hết trong giai đoạn tiền đề này, giáo viên tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để sẵn sàng cho cuộc cách mạng trong giáo dục và không ai bị bỏ lại phía sau” - cô giáo Trần Thị Thảo chia sẻ.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động