Một số mặt hàng thiết yếu tăng nhẹ ngày Mùng 2 Tết
6 địa phương không có ca mắc mới Covid-19 trong nhiều ngày Sáng mùng 2 Tết, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới Covid-19 Hoạt động mua bán sôi động trở lại từ ngày mùng 2 Tết |
Theo báo cao nhanh của Bộ Công Thương, nguồn cung và giá cả các mặt hàng nhìn chung ổn định, đáp ứng nhu cầu của người dân ngày đầu năm mới. Một số mặt hàng thiết yếu có tăng nhẹ phù hợp với luật cung cầu, song không có nhiều đột biến. Bên cạnh nguồn hàng phân phối tại các kênh siêu thị, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cũng được bày bán khá phổ biến ở các cửa hàng, chợ truyền thống và kênh thương mại điện tử với nhiều chủng loại và giá cả đa dạng.
![]() |
Một số mặt hàng thiết yếu tăng nhẹ ngày Mùng 2 Tết do quy luật cung - cầu |
Tại các chợ truyền thống, một số tiểu thương đã bày bán các mặt hàng hoa, quả phục vụ cho việc dâng lễ đầu năm và bắt đầu bán rau xanh, thực phẩm tươi sống (chủ yếu là cá, thịt lợn, thịt bò...). Nhìn chung, các mặt hàng được tiêu thụ trong ngày hôm nay chủ yếu là các mặt hàng như rau xanh, thủy sản, hoa, quả tươi, giá các mặt hàng này tương đương mức giá những ngày cận Tết.
Đối với mặt hàng thực phẩm, giá bán chưa có nhiều thay đổi, cụ thể giá các loại gạo tẻ thường từ 14.000-16.000đồng/kg; gạo chất lượng cao (tám xoan, tám Hải Hậu) từ 18.000 - 27.000 đồng/kg. Đối với mặt hàng thực phẩm như thịt lơn, hoa quả vẫn bình ổn, cụ thể, thịt lợn ngon (sườn non, ba chỉ, nạc vai đầu giòn) ở mức 170.000 – 200.000 đồng/kg; thịt loại 2 như sấn, nạc vai, thăn dao động ở mức 130.000 - 160.000 đồng/kg; giá gà ta làm sẵn của CP dao động phổ biến từ: 90.000-100.000đồng/kg; giá gà công nghiệp (làm sẵn) dao động khoảng 60.000-70.000 đồng/kg; thịt bò thăn dao động từ 310.000-330.000đồng/kg.
Trong khi đó, đối với mặt hàng hoa, quả các loại có giá cụ thể như: cam lòng vàng 21.500 đồng/kg, cam sành loại 1 28.000 – 30.000 đồng/kg, cam canh 45.000-60.000 đồng/kg, xoài cát chu: 60.000-75.000 đ/kg, bưởi da xanh 70.000-80.000 đồng/kg; dưa hấu không hạt 22.000-24.000 đồng/kg… Dự báo, trong ngày mùng 3 Tết, hoạt động mua bán hàng hóa sẽ sôi động hơn ngày mùng 2 Tết, các chợ dân sinh đã bắt đầu bán hàng trở lại phục vụ người dân, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, thịt, cá, giá bán nhích nhẹ so với dịp sát Tết.
Đặc biệt, trước tình hình diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về thực hiện biện pháp chủ động phòng chống dịch Covid-19, lực lượng Quản lý thị trường đã chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với các loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt là trang thiết bị, vật tư y tế,... dùng để phòng, chữa bệnh khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh Covid-19,…
Tính đến thời điểm ngày Mùng 2 Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, hàng hóa trên thị trường dồi dào về nguồn cung, đa dạng phong phú về mẫu mã, chủng loại, hàng sản xuất trong nước đã chiếm được thị phần trên thị trường. Các cửa hàng, siêu thị thuộc chi nhánh trực thuộc và các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn cả nước đã chủ động dự trữ hàng hóa chuẩn bị phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.
Trong khi đó, lực lượng Quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của cơ quan cấp trên, duy trì công tác kiểm tra kiểm soát để ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, nhất là các loại pháo, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực và gây nguy hiểm; thường xuyên nhắc nhở các hộ kinh doanh, doanh nghiệp không bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, thịt gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, thực hiện việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết,…
Theo báo cáo nhanh của lực lượng Quản lý thị trường, nhìn chung các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh tương đối đầy đủ; không phát hiện những diễn biến bất thường nổi cộm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn
Tin khác

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Tiêu dùng 20/03/2025 11:21

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
Tiêu dùng 14/03/2025 22:18

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao
Tiêu dùng 14/03/2025 06:45

Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng
Tiêu dùng 13/03/2025 06:45