Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng năm 2022

Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước.
3 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm 7,07% Chỉ số CPI cả nước tăng nhẹ, Hà Nội giảm nhẹ trong tháng 4 CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022

Tháng 5 nhiều nhóm hàng tăng CPI

Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, so với tháng 4, CPI tháng 5 tăng 0,38%, trong đó khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông thôn tăng 0,42%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 1 nhóm hàng giảm giá.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,28%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,22%, tác động tăng 0,05 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,28% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,25%. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và giá vật tư phân bón, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao.

Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng năm 2022
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 1 nhóm hàng giảm giá.

Giá nguyên liệu đầu vào, giá cước vận chuyển tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác như giá mỳ sợi, mỳ, phở tăng 0,85% so với tháng trước; bột mì tăng 0,8%;bánh mì tăng 0,53%;bún, bánh phở, bánh đa tăng 0,33%; miến tăng 0,32%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,31%.

Giá thực phẩm tăng 0,22% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyểntăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 1,03% so với tháng trước, trong đó giá thịt gà tăng 1,12%; thịt gia cầm khác tăng 0,69%; thịt gia cầm đông lạnh tăng 2,16%. Bên cạnh đó, giá trứng các loại cũng tăng 0,9% so với tháng trước.

Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,18% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng, trong đó giá cá tăng 0,13%; giá tôm tăng 0,24%; giá thủy hải sản tươi sống khác tăng 0,25%. Theo đó, giá thủy sản chế biến tháng 5 tăng 0,24% so với tháng trước.

Giá thịt lợn tăng 0,02% so với tháng trước, tính đến ngày 24/5, giá thịt lợn hơi cả nước dao động trong khoảng 54.000-60.000 đồng/kg. Theo đó, thịt chế biến tăng 0,3% so với tháng trước.

Riêng nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm 0,39% so với tháng trước, chủ yếu do giá rau muống giảm 4,25%; đỗ quả tươi giảm 1,38%; rau dạng củ, quả giảm 1,62% vì vào chính vụ nên nguồn cung nhiều.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 5 tăng 0,33% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng. Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 5 tăng 0,18% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng vì ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ucraina và chiến lược "zero Covid" từ Trung Quốc. Trong đó, giá quần áo may sẵn tăng 0,25%; mũ nón tăng 0,2%; dịch vụ may mặc tăng 0,25%; dịch vụ giày, dép tăng 0,4%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 5 giảm 0,13% so với tháng trước chủ yếu do giá gas giảm 5,38% so với tháng trước. Nguyên nhân do từ ngày 1/5, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 29.000 đồng/bình 12kg sau khi giá gas thế giới giảm 95 USD/tấn (từ mức 950 USD/tấn xuống mức 855 USD/tấn).

Bên cạnh đó, một số mặt hàng trong tháng có giá tăng so với tháng trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,66% do giá thép tăng khi giá nguyên liệu từ quặng sắt, thép phế liệu… tăng; giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng như xăng dầu và than đá tăng cao. Ngoài ra, giá một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng tăng cao như đá, cát, gạch xây dựng.

Giá dầu hỏa tăng 3,95% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 4/5, 11/5 và 23/5. Giá điện sinh hoạt tháng 5 tăng 0,7% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt tăng 1,03% do nhu cầu sử dụng tăng khi thời tiết chuyển sang hè.

Các nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình, dịch vụ giao thông, giáo dục, văn hóa, giải trí, du lịch đều tăng. Ở chiều ngược lại, thời tiết thuận lợi, đang rộ mùa khiến giá hoa tươi giảm mạnh, cụ thể giá nhóm hoa, cây cảnh giảm 1,59%.

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/5, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.845 USD/ounce, giảm 4,6% so với tháng 4/2022 do đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu tăng trở lại làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 5 giảm 0,52% so với tháng trước; tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm tăng 6,48%.

Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng năm 2022
CPI nhóm du lịch tăng trong tháng 5

Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào ngày 4/5. Tính đến ngày 25/5, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 103,53 điểm, tăng 2,78 điểm so với tháng trước.

Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.147 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5 tăng 0,65% so với tháng trước và tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm giảm 0,49%.

CPI 5 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25% so với cùng kỳ năm 2021. Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 5 tháng đầu năm, đó là: giá xăng dầu được điều chỉnh 13 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 7.360 đồng/lít; xăng E5 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít.

Bình quân 5 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 49,95% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,8 điểm phần trăm. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, 5 tháng đầu năm tăng 26,67% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm.

Dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,28 điểm phần trăm.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 5 tháng tăng 8,28% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm.

Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 5 tháng đầu năm tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thực phẩm 5 tháng đầu năm giảm 0,73% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,16 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 20,8%; giá nội tạng động vật giảm 10,06%; giá thịt chế biến giảm 4,23%.

Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,71% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0,2 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,56% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/4): Dầu thế giới quay đầu giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/4): Dầu thế giới quay đầu giảm mạnh

Hôm nay (22/4), giá dầu thế giới đã giảm gần 3% do có dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran, trong khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về những trở ngại kinh tế từ thuế quan có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 66,14 USD/thùng, giảm 2,68%, giá dầu WTI ở mốc 62,97 USD/thùng, giảm 2,60%.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4), giá USD trên thị trường tự do đang tăng cao, theo dự báo của giới chuyên gia, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Hôm nay (20/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,87%, xuống mức 99,23.
Xem thêm
Phiên bản di động