Mua hàng trả góp điện tử: Cảnh giác với chiêu lừa đảo dịp cao điểm mua sắm cuối năm
Giả danh cán bộ lừa đảo việc làm Hàng vạn lao động bị mất việc cuối năm: Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ Nhiều giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc dịp cuối năm |
Vạch trần thủ đoạn lừa đảo vay, mua hàng trả góp điện tử
Các đối tượng lừa đảo thường tiếp cận nạn nhân thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo hoặc qua giới thiệu từ những người đã từng được vay tiền của nhóm đối tượng để tư vấn cách thức “vay tiền nhanh, chỉ cần CMND/CCCD”, “vay tiền không cần thanh toán lãi” thông qua việc mua hàng trả góp.
![]() |
Bài viết của một đối tượng lừa đảo nhằm dụ dỗ khách hàng trên mạng xã hội |
Sau đó, các đối tượng hướng dẫn nạn nhân đến cửa hàng điện máy để mua hàng trả góp và hỗ trợ khoản tiền trả trước. Với mỗi hợp đồng trả góp thành công, các đối tượng sẽ đưa nạn nhân một số tiền nhỏ để thu mua sản phẩm, đồng thời lấy sản phẩm bán ra ngoài để chiếm đoạn số tiền chênh lệch (khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng, tùy theo giá trị của sản phẩm).
Sau khi sập bẫy, các nạn nhân sẽ mất một khoản phí cao để tiếp tay cho đối tượng lừa đảo, đồng thời gánh chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền trong hợp đồng trả góp tại các công ty tài chính.
Mua hàng điện tử trả góp quy đổi tiền mặt là vi phạm pháp luật
Đội cảnh sát hình sự Công an thành phố Phan Thiết vừa điều tra, làm rõ hành vi của một nhóm gồm 4 đối tượng đã lừa đảo người dân bằng hình thức cho vay tiền không trả lãi suất. Các đối tượng này đã tìm, chọn những người đang có nhu cầu vay tiền nhanh; sau đó dụ dỗ, lôi kéo để họ nhận lời đi mua hàng trả góp nhưng không phải trả tiền trước, hay trả góp bất cứ khoản tiền nào; mặt khác, họ còn được nhận lại vài triệu đồng để bỏ túi tiêu xài.
![]() |
Người dân cần tiếp cận thông tin chính thống từ các tổ chức tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép |
Để tránh tiền mất tật mang, cơ quan chức năng và các công ty tài chính khuyến cáo người dân nên tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân, tìm hiểu kỹ về hợp đồng trả góp, đặc biệt là trách nhiệm thanh toán đối với hợp đồng do mình đứng tên và cảnh giác với các chiêu trò, lời dụ dỗ của các đối tượng xấu.
Tính đến nay, cả nước có khoảng 16 công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, nhưng 80% thị phần nằm trong tay 3 doanh nghiệp là FE Credit, Home Credit và HD Saison.
Trong đó, các công ty tài chính tiêu dùng vẫn luôn nỗ lực đẩy lùi tín dụng đen, kêu gọi người dân tiếp cận với những nguồn tin chính thống từ các tổ chức tài chính được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Sinh lời trúng lớn” cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 250 tỷ đồng

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025
Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Tiêu dùng 18/04/2025 21:27

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Tiêu dùng 20/03/2025 11:21

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
Tiêu dùng 14/03/2025 22:18