Mùa hè, nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát
Nhiều dịch bệnh cùng xuất hiện
Năm 2014, Việt Nam đã ghi nhận các ca tử vong do mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết, dại, viêm não virus. Đây đều là những bệnh thường gia tăng vào mùa hè, thậm chí có thể bùng phát thành dịch.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 191 ca viêm não virus- tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, 3 tử vong. Bên cạnh đó, cũng ghi nhận 12 ca tử vong do dại, 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, 2 ca tử vong tay chân miệng. Trong khi đó, các bệnh như viêm đường hô hấp cấp tính tại khu vực Trung Đông, cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, virus bại liệt hoang dại... có nguy cơ xâm nhập vào nước ta.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam cũng có những người học tập, lao động tại Trung Đông; nếu không có biện pháp tốt thì có thể lây nhiễm và mang mầm bệnh vào nước ta. Vì bệnh lây qua đường hô hấp nên có diễn biến phức tạp, dù hiện nay mức độ nguy hiểm của virus này chưa bằng với virus SARS nhưng cũng cần quan tâm.
Tương tự, dịch cúm A(H7N9) chủ yếu tại Trung Quốc hiện có xu hướng giảm nhưng chưa chấm dứt. Vào mùa đông-xuân dịch có thể bùng phát lại. Dịch cúm A(H5N1) tại Camphuchia cũng hết sức phức tạp vì số mắc cao, giao lưu đi lại giữa hai nước nhiều. Virus cúm luôn luôn biến đổi, biến chủng phức tạp từ cúm này sang cúm khác, nên cần được tiếp tục theo dõi.
Bộ Y tế cũng đang theo dõi chặt chẽ virus bại liệt hoang dại- đang tăng cao ở một số nước. Nếu một ca bệnh được phát hiện tại một nước thì rất nguy hiểm, có thể rất nhiều người mang mầm bệnh mà không có triệu chứng. Việt Nam nếu ghi nhận ca mắc thì là virus bại liệt xâm nhập, đi từ các nước đang có bệnh về.
Cùng với đó, bệnh sốt xuất huyết cũng diễn biến hết sức phức tạp. Cần lưu ý muỗi đốt truyền sốt xuất huyết còn được gọi là muỗi nhà mua, chúng đẻ ở môi trường nước trong như: bể nước, chậu hoa, lọ hoa cây sống đời, bắt nước để sau tủ lanh... Bệnh chưa có vắcxin phòng, có 4 tuýp, các tuýp không có miễn dịch chéo vì thế một ngừi có thể mắc hai tuýp khác nhau, như thế bệnh nặng hơn. Giải quyết sốt xuất huyết khó hơn giai đoạn trước rất nhiều. Theo ông Phu, Dịch bệnh trên cả nước, khu vực thế giới chứa nhiều nguy cơ bùng phát. Trong thời gian tới ngành y tế tập trung các biện pháp phòng chống các bệnh mùa hè, lưu ý tay chân miệng và sốt xuất huyết.
“Chúng tôi cũng tham mưu lãnh đạo Bộ thành lập 8 đoàn kiểm tra công tác chống dịch tại các địa phương. Tuy nhiên cần lưu ý là giải quyết vấn đề dịch phải là chính quyền địa phương, ngành y tế chỉ tham mưu quyết liệt”, ông Phu nhấn mạnh.
Giữ vệ sinh cá nhân, nhà cửa, trường lớp
Bệnh tay chân miệng bắt đầu tăng cao ở một số tỉnh, đã có hơn 17.000 ca mắc và 2 trẻ tử vong ở Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu. Dù giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cảnh báo sẽ có diễn biến phức tạp trong năm nay.
Để giảm nguy cơ lây bệnh, ông Trần Đức Long, vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), khuyến cáo người dân nên tăng cường giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh các nơi sinh hoạt chung như nhà cửa, trường lớp...
Cụ thể, người dân cần rửa tay nhiều lần trong ngày dưới vòi nước chảy, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn hoặc cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ hoặc sau khi đi vệ sinh, thay tã, làm vệ sinh cho trẻ. Với trẻ nhỏ, cha mẹ hạn chế việc trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi...
Cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ mà sử dụng riêng khăn ăn, khăn tay và các dụng cụ ăn. Đồ chơi của trẻ cần được lau sạch hằng ngày. Nhà cửa, trường lớp cần thoáng khí và được lau dọn hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện bệnh kịp thời và cách ly trẻ mắc bệnh ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Ông Long khuyến cáo thêm tuyệt đối không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với trẻ khác, sẽ làm dịch bệnh lây lan nhanh chóng.
Châu Anh
Nên xem
Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang
Tin khác
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất
Y tế 10/11/2024 19:39
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng
Y tế 09/11/2024 18:24
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi
Y tế 08/11/2024 16:29
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử
Y tế 07/11/2024 15:06
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da
Y tế 07/11/2024 08:14
30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài
Y tế 06/11/2024 18:07
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16